Đầu tư tài chính là hoạt động sử dụng vốn để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, v.v. với mục tiêu kiếm lợi nhuận. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Cùng Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC tìm hiểu về một số bài tập đầu tư tài chính và kế toán các khoản đầu tư tài chính, qua đó giúp bạn đọc tìm hiểu và nâng cao kiến thức về lĩnh vực này.
1. Lý thuyết về các khoản đầu tư tài chính
Khái niệm: Các khoản đầu tư tài chính là các khoản tài sản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích:
- Sử dụng hợp lý vốn để tăng hiệu quả sử dụng vốn
- Gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp
Phân loại: Các khoản đầu tư tài chính bao gồm:
- Chứng khoán kinh doanh
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
- Các khoản đầu tư vào đơn vị khác: đầu tư vào công ty con; công ty liên doanh, công ty liên kết, góp vốn vào đơn vị khác,…
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Phương pháp xây dựng danh mục nào bắt đầu bằng việc phân bổ tài sản?
A. Lựa chọn chứng khoán.
B. Mua và nắm giữ
C. Từ dưới lên (bottom-up)
D. Từ trên xuống (top-down)
Câu 2. Một nhà đầu tư quyết định đầu tư 60% quỹ của mình vào cổ phiếu và phần còn lại vào trái phiếu sau khi xem xét các điều kiện thị trường hiện tại. Đây là một ví dụ của?
A. Phân tích chứng khoán
B. Phân bố tài sản
C. Quản lý thụ động
D. Quản lý danh mục đầu tư theo quy trình top down
Câu 3. Công cụ nào sau đây không phải là công cụ thị trường tiền tệ?
A. Tín phiếu kho bạc
B. Chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng
C. Trái phiếu kho bạc
D. Tài khoản Eurodollar
Câu 4. Giá hỏi mua của T-bill trên thị trường thứ cấp là?
A. Lớn hơn mức giá chào bán của T-bill.
B. Giá mà nhà giao dịch/môi giới sẵn sàng bán T-bill
C. Giá mà nhà đầu tư có thể mua T-bill.
D. Giá mà nhà giao dịch/môi giới sẵn sàng mua T-bill
Câu 5. Giá chào bán của T-bills trên thị trường thứ cấp là?
A. Nhỏ hơn giá hỏi mua của T-bills.
B. Giá mà tại đó nhà đầu tư có thể bán T-bills
C. Giá mà tại đó các đại lý (nhà giao dịch) sẵn sàng bán T-bills.
D. Giá mà tại đó các đại lý (nhà giao dịch) sẵn sàng mua T-bills.
Câu 6. Thành phần nhỏ nhất của thị trường tiền tệ là?
A. Thương phiếu
B. Tiền gửi tiết kiệm
C. Tiền gửi có kỳ hạn mệnh giá nhỏ
D. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là thành phần của thị trường tiền tệ?
A. Eurodollars
B. Thương phiếu
C. Ủy thác đầu tư bất động sản
D. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ
Câu 8. Lúc phát hành, giá chào bán của các quỹ mở thường sẽ?
A. Cao hơn NAV do nhu cầu vượt mức
B. Cao hơn NAV do các loại phí bán hàng và phí hoa hồng
C. Thấp hơn hoặc cao hơn NAV vì không có mẫu hình nào rõ ràng
D. Thấp hơn NAV do các loại phí bán hàng và phí hoa hồng
Câu 9. Những chức năng nào sau đây mà các công ty đầu tư thực hiện cho các nhà đầu tư của họ?
A. Quản lý chuyên nghiệp với chi phí giao dịch thấp hơn
B. Lưu giữ và quản lý hồ sơ, đa dạng hóa và khả năng phân chia, quản lý chuyên nghiệp và chi phí giao dịch thấp hơn.
C. Đa dạng hóa và khả năng phân chia
D. Lưu trữ và quản lý hồ sơ
Câu 10. Phần bù rủi ro của một cổ phiếu có thể được tính bằng?
A. Hệ số beta * phần bù rủi ro của thị trường
B. Hệ số beta x tỷ suất sinh lợi của thị trường
C. Lãi suất phi rủi ro + hệ số beta x phần bù rủi ro thị trường
D. Lãi suất phi rủi ro + hệ số beta x TSSL
2. Bài tập về đầu tư tài chính có lời giải
Bài tập 1. Bài tập về trái phiếu
Một NH có tổng số vốn là 200 tỷ đồng, trong đó 30 tỷ đồng là vốn tự có. Vốn đi vay có thời hạn đáo hạn bình quan là 6 tháng. Giám đốc NH là người kinh doanh mạo hiểm nên lấy toán bộ số vốn vay để mua tổ hợp trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân là 15 năm. L/s chiết khấu của thị trường là 7%
Yêu cầu: Hãy xác định điểm đổ vỡ của NH.
Lời giải:
Đây là bài toán xác định L/s thay đổi bao nhiêu thì NH mất khả năng thanh toán, có nghĩa là khi vốn tự có của NH = 0 (hay TS nợ = Tổng TS).
Ta có các dữ kiện sau:
PA: Vốn ĐT danh mục (Vốn tự có + vốn vay) = 200 tỷ |
PL: Vốn vay = 170 tỷ, r = 7% |
DL: Thời hạn vay = 6 tháng = 0.5 năm |
DA: Thời hạn đầu tư = 15 năm |
Áp dụng công thức: $ D = MD x P = – D/(1+r) * P
(MD: Thời hạn đáo hạn bình quân điều chỉnh L/s, P: giá trái phiếu)
- Khi L/s thay đổi 1%
+ Tài sản nợ thay đổi: $ DL = MD * PLx = – DL/(1+R) * PL = – 0.5/(1+7%) * 170 = – 79.439 tỷ
+ Tổng TS thay đổi: $ DA = MDA * PAx = – DA/(1+R) * PA = – 0.5/(1+7%) * 200 = – 2803.7 tỷ
- Khi L/s thay đổi △r
+ Tài sản nợ: 170 – 79.439 △r
+ Tổng TS: 200 – 79.439 △r
NH mất khả năng thanh toán khi giá trị TS nợ = giá trị tổng TS
170 – 79.439 △r = 200 – 79.439 △r => △r = 1.1%
Như vậy, khi L/s tăng 1.1% hay L/s đến 7% + 1.1% = 8.1% thì NH mất khả năng thanh toán.
Bài tập 2. Bài tập về cổ tức và cổ phiếu
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty là 10% và duy trì trong tương lai. Tỷ lệ chiết khấu dòng thu nhập là 15 %. P/E là 5.5%.
Yêu cầu: Dự báo khả năng trả cổ tức của công ty
Lời giải:
Ta có các dữ liệu sau:
P/E = 5.5% | g = 105 = 0.1 | r = 15% | Tính D/E = 1 – b |
Khi công ty có g tăng trưởng đều, áp dụng mô hình Gordon: P/E = [(1 – b) * (1 + g)/(r – g)
=> (1 – b) = [P/E * (r – g)]/(1 + g) = [5.5 * (0.15 – 0.1)]/(1 + 0.1) = 0.25
Như vậy, khả năng trả cổ tức của công ty là 25%
Bài tập 3. Bài tập về dòng tiền
Anh Q muốn đến khi về hưu (15 năm nữa) ngoài tiền lương hưu bình quân mỗi tháng anh Q có thêm 1 triệu đồng để tiêu xài. từ nay đến lúc về hưu mỗi năm anh Q phải gửi vào tiền tiết kiệm bao nhiêu để lúc về hưu khoản tiền dành dụm đó của anh Q mức sinh lời thỏa mãn ý muốn của mình. G/s trong 15 năm tới đất nước trong giai đoạn phát triển nên L/s bình quân ở mức cao là 9%/năm , còn từ khi anh Q về hưu kinh tế đã phát triển ổn định nên L/s chỉ ở mức 0.5%/tháng.
Lời giải:
Đây là bài toán tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập trong tương lai
Đầu tiên, cần phải tính được số tiền cần phải có trong tương lai. Với L/s = 0.5%/tháng, để nhận được 1 triệu đồng/tháng thì cần có ST là 1/0.5% = 200 triệu đồng.
Tiếp theo, công thức GT hiện tại của 1 đồng trong tương lai là: PV1 = FVA1 (n,r)
GT hiện tại của C đồng trong tương lai sẽ là: PV(C) = C * FVA1 (n,r)
200 = C * FVA1 (15.9%)
200 = C * 29.361 => C = 200/29.631 = 6.811.757 triệu đồng.
4. Bài tập kế toán các khoản đầu tư tài chính
Bài tập 1. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
Công ty Hồng Ngọc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế như sau:
- NV1: Ngày 31/12/N, căn cứ vào giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK, xác định mức giảm giá là 50 triệu so với giá gốc cổ phiếu công ty Hồng Ngọc đang nắm giữ mục đích kinh doanh.
- NV2: Tháng 7/N+1, công ty bán một số cổ phiếu thương mại đã đầu tư vào tháng 10/N, thu bằng TM 140 triệu – giá gốc 150 triệu.
- NV3: Ngày 31/12/N+1, căn cứ vào giá cổ phiếu nắm giữ mục đích kinh doanh – niêm yết trên TTCK, xác định mức giảm giá so với giá gốc là 20 triệu.
Yêu cầu: Kế toán ghi nhận bút toán hợp lý.
Hướng dẫn giải:
NV1 |
NV2 |
NV3 |
Nợ 635: 50tr
Có 2291: 50tr |
Nợ 111: 150tr
Nợ 635: 10tr Có 1211: 140tr |
SDĐK TK 2291 tại 01/01/N+1 là SDCK của năm N: 50tr
Mức giảm giá giá gốc: 20tr ít hơn khoản lập đầu kỳ => Hoàn nhập dự phòng Nợ 2291: 50tr – 20tr = 30tr Có 635: 50tr – 20tr = 30tr |
Bài tập 2. Kế toán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Công ty Thành Công có tài liệu đầu tư chứng khoán nắm giữ đáo hạn như sau:
- NV1. Ngày 01/10 chi TM mua kỳ phiếu có MG là 100 triệu đồng – 12 tháng, hưởng lãi 12%/năm và được lãnh lãi một lần ngay khi mua.
- NV2. Ngày 01/10, chi TM mua lại trái phiếu với giá 51 triệu đồng, còn 9 tháng nữa đáo hạn (biết trái phiếu có mệnh giá 50 triệu đồng, 5 năm, lãi 10%/năm; trả lãi định kỳ 2 lần/năm vào 01/7 và 31/12). Ngày 31/12 thu TM lãi 6 tháng cuối năm.
- NV3. Ngày 01/12 chi TM mua 1 số công trái với giá 60 triệu đồng, đáo hạn ngày 15/2/N+1 (biết mệnh giá 40 triệu đồng, thời hạn đầu tư 5 năm, lãi suất 12%/năm; lãnh lãi 1 lần khi đáo hạn).
- NV4. Cuối quý, kế toán ghi các bút toán điều chỉnh gồm phân bổ lãi nhận trước (NV1) và ghi tăng lãi phải thu dồn tích (NV3).
Yêu cầu: Kế toán ghi nhận bút toán hợp lý.
Hướng dẫn giải:
NV1 |
NV2 | NV3 |
NV4 |
Nợ 1282: 100tr
Có 3387: 12tr Có 111: 100tr – 12tr = 88tr |
+ 01/10
Nợ 1282: 51tr Có 111: 51tr + 31/12 Nợ 111: 2.5tr Có 128: 1.25tr Có 515: 1.25tr |
Nợ 1282: 60tr
Có 111: 60tr |
+ NV1:
Nợ 3387: 12tr*3/12 = 3tr Có 515: 12tr*3/12 = 3tr + NV3: Nợ 1388: 40tr/12% = 400.000 Có 515: 40tr/12% = 400.000 |
Giải thích bút toán trong NV2:
– Công ty mua trái phiếu từ 01/10 mà ngày trả lại vào 01/7 và 31/12 nên chia phần này thành 2 phần:
- 3 tháng 7, 8, 9 là lãi dồn tích trước thời gian đầu tư
- 3 tháng 10, 11, 12 là lãi dồn tích sau thời gian đầu tư
– Số tiền lãi lãi 6 tháng cuối năm của trái phiếu là: (50tr*10%)/(12*6) = 2.5tr
- Lãi đầu tư dồn tích trước khi mua số trái phiếu này từ 01/7 đến 01/10 (3 tháng 7, 8, 9)là: 1.25tr (Lãi 3 tháng)
- Lãi của các tháng 10, 11, 12 mà công ty đã nắm giữ số trái phiếu này là: 1.25tr.
Qua bài viết trên của Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, hy vọng Qúy bạn đọc có thể nắm được kiến thức về đầu tư tài chính để đưa ra những quyết định phù hợp.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN