0764704929

Bài tập Kế toán quản trị chương 2 có lời giải

Chương 2 Kế toán quản trị với nội dung “Phân loại chi phí” giúp cho nhà quản trị nhận thức được bao quát chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể kiểm soát chi phí và đưa ra các quyết định phù hợp theo từng loại chi phí một cách có hiệu quả nhất. Bài viết này, Công ty kế toán Kiểm toán Thuế ACC sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên về một số dạng bài tập Kế toán quản trị chương 2, giúp sinh viên nắm được cơ bản kiến thức trong chương này.

1. Lý thuyết chung về phân loại chi phí

1.1. Bản chất kinh tế của chi phí

  • Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả vô hình và hữu hình), vật chất, lao động,..
  • Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh
  • Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong 1 khoảng thời gian nhất đinh.

Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh. Khác với chi tiêu, chỉ là sự diarm đi đơn thuần các loại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng cho mục đích nào.

1.2. Khái niệm chi phí

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam – VAS 01: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm VCSH, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc CSH.

Dưới góc độ của kế toán tài chính: chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, mục đích cụ thể trong kinh doanh.

Dưới góc độ kế toán quản trị: chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo từng bộ phận, từng trung tâm chi phí cũng như xác định trị giá hàng tồn kho trong từng khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ.

1.3. Các cách phân loại chi phí

  • Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
  • Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế.
  • Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh… 
  • Phân loại chi phí trong các báo cáo kết quả kinh doanh.

2. Bài tập 1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế

Công ty Lợi Hằng trong năm 20XX phát sinh các chi phí như sau:

(ĐVT: 1.000đ)

Các khoản chi phí Số tiền
1. Nguyên vật liệu chính xuất kho dùng cho sản xuất sản phẩm 22.500.000
2. Nguyên vật liệu phụ xuất kho trong kỳ – Dùng để sản xuất sản phẩm 2.500.000
– Phục vụ quản lý sản xuất 360.000
– Dùng để đóng gói, bao bì sản phẩm tiêu thụ 250.000
– Dùng trong công việc văn phòng, quản lý 140.000
3. Nhiên liệu xuất kho trong kỳ – Dùng chạy máy móc thiết bị 870.000
– Dùng cho phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu thụ 330.000
4. Phụ tùng thay thê xuất kho trong kỳ – Dùng để sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất 420.000
– Dùng để sửa chữa văn phòng công ty 230.000
5. Tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ – Công nhân sản xuất sản phẩm 7.780.000
– Công nhân bảo trì máy móc thiết bị 710.000
– Nhân viên bán hàng 990.000
– Nhân viên phục vụ, quản lý công ty 1.820.000
6. Công cụ xuất dùng trong kỳ – Dùng sản xuất sản phẩm 320.000
– Chứa đựng hàng hóa 310.000
– Dùng ở văn phòng công ty 120.000
7. Khấu hao tài sản cố định trong kỳ – Máy móc thiết bị sản xuất 4.490.000
– Phương tiện vận chuyển hàng hoá 1.360.000
– Văn phòng công ty 1.250.000
8. Dịch vụ thuê ngoài – Điện nước phục vụ sản xuất 975.000
– Điện nước phục vụ bán hàng 250.000
– Bảo hiểm tài sản công ty 450.000
9. Các chi phí khác tại công ty – Chi phí tiền mặt cho quảng cáo 623.000
– Chi phí tiền mặt mua văn phòng phẩm 150.000
– Chi tiền mặt tiếp khách 682.000
– Chi bồi thường hợp đồng kinh tế 120.000

Yêu cầu: sắp xếp chi phí theo nội dung kinh tế.

Hướng dẫn giải:

Ta có Báo cáo chi phí theo yếu tố năm 20XX của công ty Lợi Hằng như sau:

(ĐVT: 1.000đ)

Yếu tố chi phí Số tiền Tỷ trọng (%)
1. Chi phí NVL 27.600.000 55,2
– Chi phí NVL chính 22.500.000 45
– Chi phí NVL phụ 3.250.000 5,6
– Chi phí nhiên liệu 1.200.000 2,4
– Chi phí phụ tùng thay thế 650.000 1,3
2. Chi phí nhân công 11.300.000 22,6
3. Chi phí công cụ dụng cụ 750.000 1,5
4. Chi phí khấu hao 7.100.000 14,2
5. Chi phí thuê dịch vụ ngoài 1.675.000 3,35
6. Chi phí khác bằng tiền 1.575.000 3,15
Tổng cộng 50.000.000 100%

3. Bài tập 2. Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động

Công ty Duy Minh trong tháng 8/20XX đã chi tiền bảo dưỡng máy móc thiết bị trong công ty, số liệu cụ thể như sau:

Tháng Số giờ máy hoạt động (h) Tổng chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị (VNĐ)
1 550 24.500.000
2 500 23.000.000
3 800 35.000.000
4 700 31.500.000
5 900 40.000.000
6 860 38.500.000
7 600 28.000.000
8 890 32.000.000
Tổng cộng 5.800 252.500.000

Yêu cầu:

– Xác định hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động trong chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị.

– Xác định tổng định phí chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị.

– Xây dựng phương trình dự toán chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị.

Hướng dẫn giải:

– Đầu tiên, cần xác định mức cực đại (CĐ) và cực tiểu (CT) từ bảng số liệu trên:

Mức cực đại rơi vào tháng 5: Số giờ máy hoạt động là 900h, chi phí bảo dưỡng là 40.000.000đ

Mức cực tiểu rơi vào tháng 2: Số giờ máy hoạt động là 500h, chi phí bảo dưỡng là 23.000.000đ

– Hệ số biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động trong chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị:

Có công thức sau:

Hệ số biến phí đơn vị (b) = (CP hỗn hợp CĐ – CP hỗn hợp CT) / (Mức độ hoạt động CĐ – Mức độ hoạt động CT)

=> Hệ số biến phí đơn vị (b) = (40.000.000 – 23.000.000) / (900.000 – 500.000) = 42.500đ/h

– Tổng định phí chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị:

Có công thức sau:

Tổng định phí (a) = CP hỗn hợp – (Hệ số biến phí (b) x Mức độ hoạt động)

=> Tổng định phí (a) = 23.000.000 – (42.500đ/h x 500h) = 1.750.000đ

– Phương trình dự toán chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị:

Có công thức phương trình như sau: 

Y = a + b.X ⇔ Y = 1.750.000đ + 42.500đ/h x X

Trong đó: X là số giờ máy hoạt động

  • Giả sử sang tháng 10 năm N, số giờ máy hoạt động dự kiến là 720 giờ. Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị dự tính sẽ là bao nhiêu?

Để dự toán chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty vào tháng 9, ta chỉ cần thay số giờ máy hoạt động vào phương trình dự toán trên và có kết quả sau:

Y tháng 10 = 1.750.000đ + 42.500đ/h x 720h = 32.350.000đ

  • Lưu ý: Phạm vi phù hợp của biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp cho phù hợp trong mức độ hoạt động từ 500 giờ đến 900 giờ hoạt động. Ngoài phạm vi này, đôi khi biến phí, định phí tìm được sẽ không phù hợp, độ tin cậy thấp.

4. Bài tập 3. Phân loại chi phí trong các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Công ty điện tử Hạnh Phúc chuyên mua bán TV, giá bán bình quân là 10.000.000đ/TV, giá mua bình quan từ nơi sản xuất về đến công ty là 8.500.000đ/TV. Trong tháng 12, công ty mua và bán 200 chiếc TV. Giả sử công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Yêu cầu: 

– Lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí (dạng rút gọn) và nhận xét.

– Lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp (dạng rút gọn và dạng chi tiết).

– Nhận xét về bảng Báo cáo kết quả hoạt động theo 2 mô hình trên

Hướng dẫn giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Theo chức năng của chi phí)

(ĐVT: 1.000đ)

Chỉ tiêu Số tiền
1. Doanh thu tiêu thu 2.000.000
2. Giá vốn hàng hóa 1.700.000
3. Lợi nhuận gộp (1 – 2) 300.000
4. Chi phí bán hàng 105.000
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 35.000
6. Lợi nhuận thuần (3 – 4) 160.000

Nhận xét:

– Với thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng chi phí, chúng ta nhận biết một cách chung nhất, để đạt được lợi nhuận 160.000.000đ, doanh nghiệp đã phát sinh chi phí mua 200 chiếc TV là 150.000.000đ chi phí bán hàng 105.000.000đ, chi phí trong quản lý doanh nghiệp 35.000.000đ và doanh nghiệp dễ dàng chứng minh chi phí này bằng những bằng chứng cụ thể gắn liền với từng chức năng hoạt động. Các đối tác bên ngoài cũng kiểm tra tính chính xác, tính trung thực thông tin chi phí trên qua các chứng từ, sổ sách kế toán.

– Tuy nhiên, báo cáo kết quả kinh doanh trên, nếu đặt vấn đề về sự gia tăng doanh thu thì chi phí sẽ biến động như thế nào, lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào. Những chi phí nào liên quan trực tiếp đến sự biến động doanh thu để có giải pháp điều chỉnh, dự báo thích hợp thì thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí không thể hiện được. Điều này đòi hỏi phải có một báo cáo kết quả kinh doanh khác đề cung cấp thông tin chi tiết thể hiện mối quan hệ này. Đó chính là báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp.

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Theo Mô hình lợi nhuận góp rút gọn)

(ĐVT: 1.000đ)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu tiêu thu 2.000.000 100
2. Biến phí 1.760.000 88
3. Lợi nhuận góp (1 – 2) 240.000 12
4. Tổng định phí 80.000
5. Lợi nhuận thuần (3 – 4) 160.000

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Theo Mô hình lợi nhuận góp chi tiết)

(ĐVT: 1.000đ)

Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu tiêu thu 10.000 2.000.000 100%
2. Biến phí 8.800 1.760.000 88%
– Biến phí sản xuất 8.500 1.700.000
– Biến phí bán hàng:
  • Chi phí giao hàng
100 20.000
  • Hoa hồng bán hàng (2% DT)
200 40.000
– Biến phí quản lý doanh nghiệp 0 0
3. Lợi nhuận góp (1 – 2) 1.200 240.000 12%
4. Tổng định phí sản xuất kinh doanh 80.000
* Định phí sản xuất 0
* Định phí ngoài sản xuất 80.000
– Định phí bán hàng: 45.000
  • Chi phí quảng cáo
6.000
  • Lương nhân viên bán hàng
14.000
  • Khấu hao thiết bị bán hàng
12.000
  • Tiền thuê cửa hàng
13.000
– Định phí quản lý doanh nghiệp: 35.000
  • Lương nhân viên quản lý
12.000
  • Khấu hao thiết bị văn phòng
5.000
  • Chi phí văn phòng
8.000
  • Chi phí khác bằng tiền
10.000
5. Lợi nhuận thuần (3 – 4) 160.000

Nhận xét:

– Hai báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất có tổng lợi nhuận thuần bằng nhau chỉ trong trường hợp doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang, thành phẩm dở dang cả đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu có sản phẩm, hàng hóa tồn kho thì lợi nhuận của 2 báo cáo này sẽ có sự khác nhau.

– Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp với phương pháp tính chi phí trực tiếp khác với báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí về loại thông tin chi phí, về cách tính lợi nhuận. Chúng ta nhận thấy để tạo ra mức lợi nhuận 160.000.000đ, doanh nghiệp phát sinh biến phí 1.760.000.000đ, định phí 80.000.000đ và nó cũng chi ra khi doanh thu thay đối với một mức độ nhất định thì biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo doanh thu khác mức 2.000.000.000 đồng và định phí sẽ không thay đổi vẫn là 80.000.000 đồng. 

– Như vậy, muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu và những chi phí vật tư, nhân công. Điều này giúp nhà quản trị thầy được những thiệt hại, khả năng thu hẹp lợi nhuận khi giảm sút doanh thu. Qua phân tích chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp, nhà quản trị sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình dự báo chi phí linh hoạt hơn cho việc ra quyết định điều hành kinh doanh.

Qua bài viết trên của Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, trong cuộc hành trình giải bài tập kế toán quản trị chương 2, chúng ta đã thấy rằng sự chi tiết và sự hiểu biết chính là chìa khóa để thành công. Kế toán quản trị không chỉ là việc ghi chép số liệu mà còn đòi hỏi khả năng phân tích, đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin kế toán.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929