Rút bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu? Bạn đã đóng BHXH được 2 năm và muốn biết số tiền được rút? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về mức tiền được rút, thủ tục, hồ sơ cần thiết và thời gian giải quyết khi rút BHXH sau 2 năm.
1. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm có được rút 1 lần không?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động mới đóng bảo hiểm xã hội 2 năm có thể rút 1 lần khi có nhu cầu. Số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được tính dựa trên mức bình quân tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Công thức tính như sau: Tiền BHXH 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng BHXH
Ví dụ: Anh A tham gia bảo hiểm xã hội 2 năm và được công ty đóng BHXH full lương theo 2 giai đoạn như sau:
1) Từ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2022 với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
2) Từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023 với mức lương 16 triệu đồng/tháng.
Tháng 01/2024, anh A làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần thì sẽ được nhận số tiền như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (15 triệu đồng x 12 tháng x 1,00 + 16 triệu đồng x 12 tháng x 1,00) / 24 = 15,5 triệu đồng
Tiền BHXH 1 lần = 2 x 15,5 triệu đồng x 02 năm = 62 triệu đồng
Như vậy Anh A sau 2 năm làm việc sẽ nhận được số tiền là 62.000.000 đồng nếu rút BHXH 1 lần.
2. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền?
Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của mỗi người lao động được tính dựa trên thời gian đóng và khoản tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Số tiền 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội 02 năm được tính theo các công thức sau đây:
– Trường hợp đóng BHXH bắt buộc:
Tiền BHXH 1 lần=(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)
(Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
– Trường hợp đóng BHXH tự nguyện: Tiền BHXH 1 lần = (1,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014) – Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng
(Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)
Lưu ý: Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH được tính dựa trên mức lương hoặc thu hằng tháng đóng BHXH sau khi đã nhân với hệ số trượt giá.
Ví dụ: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2018 đến hết tháng 12/2020 với mức lương 06 triệu đồng/tháng.
Năm 2023, anh B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (06 triệu đồng x 12 tháng x 1,1 + 06 triệu đồng x 12 tháng x 1,08 ) : 24 = 6.570.000 đồng
Tiền BHXH 1 lần = 2 x 6,57 triệu đồng x 02 năm = 26,28 triệu đồng.
3. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm nên lãnh 1 lần không hay đóng tiếp?
Thời gian đóng BHXH 02 năm được đánh giá là khá ngắn nên việc chọn rút BHXH 1 lần cần được cân nhắc kỹ.
– Người lao động đóng BHXH 02 năm nên đóng tiếp nếu tương lai vẫn tiếp tục đi làm công ty bởi:
Số tiền BHXH 1 lần khi đóng 02 năm là khá thấp, chỉ đủ để chi tiếu trong thời gian ngắn, khó có thể thực hiện các dự định lớn.
Nếu đóng tiếp, người lao động có thể tích lũy thêm thời gian đóng BHXH để sau này hưởng lương hưu. Nếu không hưởng lương hưu thì cũng tích lũy thêm nhiều thời gian đóng bảo hiểm hơn để nhận tiền BHXH 1 lần nhiều hơn.
– Người lao động đóng BHXH 02 năm chỉ nên rút BHXH 1 lần nếu:
Cần gấp tiền để chi tiêu cho một số mục đích nhất định.
Sau này không tham đi làm công ty và cũng không có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện.
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn