0764704929

Nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào ?

Bạn đang muốn nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần? Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, giúp đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi gặp rủi ro, ốm đau, thai sản, mất việc làm,…Khi nghỉ việc, người lao động có quyền lựa chọn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện hoặc rút BHXH 1 lần. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về quyền lợi, điều kiện, hồ sơ, thủ tục và các lưu ý khi thực hiện việc rút BHXH 1 lần sau khi nghỉ việc.

Nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào
Nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào

1. Người lao động nghỉ việc bao lâu được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Điểm b, khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

Như vậy, người lao động trong trường hợp nghỉ việc muốn rút bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Người lao động thuộc các đối tượng được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể là:

– Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
  • Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
  • Hợp đồng cá nhân.

(ii) Thời gian nghỉ việc để được rút bảo hiểm xã hội là một năm

(iii) Người lao động chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

(iv) Người lao động không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội một lần

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Khoản 4 Điều 110 Luật BHXH 2014 quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với người hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, khi người lao động nộp đủ hồ sơ và các giấy tờ trong hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và chi trả tiền bảo hiểm một lần cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao  động, cụ thể như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả”.

Theo quy định trên, việc giải quyết, thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Nếu bạn muốn rút sổ để tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới (nhưng công ty cố tình chưa trả sổ bảo hiểm cho bạn) thì bạn có thể chỉ cần thông báo mã số sổ bảo hiểm cho bên công ty mới để công ty kê khai bảo hiểm với cơ quan Bảo hiểm xã hội và nộp tiếp bảo hiểm cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn rút sổ bảo hiểm vì những lý do khác và có nhu cầu được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp thì bạn có thể làm đơn gửi tới ban giám đốc công ty để yêu cầu họ trả sổ bảo hiểm theo đúng quy định trên (chậm nhất là 30 ngày) để bạn có thể kịp thời gian hoàn thiện việc nộp hồ sơ hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Nếu công ty cố tình không trả, bạn có thể làm đơn gửi ra phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đang đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho bạn.

5. Nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào ?

5.1 Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động nghỉ việc, điều này được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 và Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

5.2 Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ để chốt sổ bảo hiểm xã hội

Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.

01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.

Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý).

Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).

Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

– Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan bảo hiểm xã hội

Đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng (nếu không đính kèm thẻ Bảo hiểm y tế còn hạn) cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội đang quản lý nơi công ty đặt trụ sở chính.

6. Mức phạt đối với trường hợp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động 

Theo quy định đã được nêu ở trên thì trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc về công ty (người sử dụng lao động) và đây được coi là trách nhiệm bắt buộc do đó trong những trường hợp người sử dụng lao động cố tình không thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và phải trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức phạt đối với hành vi không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 11. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

b) Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này”.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà ACC cung cấp đến quý bạn đọc nhằm giải đáp các thắc mắc về việc thời gian nghỉ việc bao lâu được rút bảo hiểm xã hội một lần, bên cạnh đó cung cấp một số thông tin về bảo hiểm xã hội một lần. Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề này cũng như các vấn đề về bảo hiểm xã hội khác, bạn đọc hãy liên hệ ACC để được tư vấn một cách cụ thể và tận tình.

 

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929