0764704929

Mẫu biên bản kiểm kho theo thông tư 133 và thông tư 200

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho được lập ra nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị của hàng tồn kho tại một thời điểm cụ thể. Vậy mẫu biên bản kiểm kho theo thông tư 133 và thông tư 200 như thế nào ? Hãy cùng công ty Kế toán Kiểm toán ACC tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mẫu biên bản kiểm kho theo thông tư 133 và thông tư 200

1. Biên bản kiểm kho là gì?

Biên bản kiểm kho là một văn bản do kế toán, thủ kho và những người có liên quan lập ra nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị của các vật tư, công cụ, hàng hóa còn trong kho ở thời điểm kiểm kê.

Biên bản kiểm kho thường bao gồm các thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp: Tên của doanh nghiệp lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho.
  • Tên kho: Tên kho chứa hàng tồn kho.
  • Thời gian lập: Thời điểm lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho.
  • Số lượng: Số lượng hàng tồn kho của từng loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, phụ tùng, vật tư tiêu hao.
  • Đơn vị tính: Đơn vị tính của hàng tồn kho.
  • Giá trị: Giá trị của hàng tồn kho của từng loại hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, phụ tùng, vật tư tiêu hao.

2. Mẫu biên bản kiểm kê kho theo thông tư mới nhất 

2.1 Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 05 – VT
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

– Thời điểm kiểm kê …..giờ… ngày… tháng… năm……

– Ban kiểm kê gồm:

Ông/ Bà:……………………………. Chức vụ……………………………. Đại diện:…………………………………… Trưởng ban

Ông/ Bà:……………………………. Chức vụ……………………………. Đại diện:…………………………………. Ủy viên

Ông/ Bà:……………………………. Chức vụ……………………………. Đại diện:…………………………………. Ủy viên

– Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng cụ,… Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất
Thừa Thiếu Còn tốt 100% Kém phẩm chất Mất phẩm chất
Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cộng X x x x x x x x x x

 Ngày … tháng … năm …

Giám đốc
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trưởng ban kiểm kê
(Ký, họ tên)

Các bạn có thể tải mẫu biên bản kiểm kho theo thông tư 133 tại đây

2.2 Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Đơn vị:………………. Mẫu số 05 – VT
Bộ phận:……………. (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
              Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

– Thời điểm kiểm kê …..giờ …ngày …tháng …năm……

–  Ban kiểm kê gồm : 

    Ông/ Bà:………………………………………..Chức vụ………………………………………Đại diện:……………………………….Trưởng ban 

    Ông/ Bà:………………………………………..Chức vụ………………………………………Đại diện:…………………………………….Uỷ viên

    Ông/ Bà: ……………………………………….Chức vụ………………………………………Đại diện:…………………………………….Uỷ viên 

– Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây: 

S Tên, nhãn hiệu, Đơn Theo 

sổ kế toán

Theo 

kiểm kê 

Chênh lệch Phẩm chất
T quy cách vật tư, vị Đơn Thừa  Thiếu  Còn Kém Mất
T dụng cụ, …  số tính giá Số Thành Số Thành Số Thành Số Thành tốt phẩm phẩm
lượng tiền lượng tiền lượng tiền lượng tiền 100% chất chất
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cộng  x x x x x x x x x x
Ngày … tháng … năm …
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho Trưởng ban kiểm kê
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)     (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

Các bạn có thể tải mẫu biên bản kiểm kho theo thông tư 200 tại đây

3. Hướng dẫn điền mẫu biên bản kiểm kho 

Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. 

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phâm, hàng hóa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiêm kê. 

Ban kiêm kê gồm trưởng ban và các ủy viên.

Chúng ta có thể điền các cột như sau:

  • Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của từng loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được kiểm kê tại kho.
  • Cột 1: Ghi đơn giá của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (tùy theo quy định của đơn vị để ghi đơn giá cho phù hợp).
  • Cột 2, 3: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo số kế toán.
  • Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng thử vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo kết quả kiểm kê.
  • Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9.

Số lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:

  • Tốt 100% ghi vào cột 10.
  • Kém phẩm chất ghi vào cột 11. Mất phẩm chất ghi vào cột 12.

Nếu có chênh lệch phải trình giám đốc doanh nghiệp ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.

Biên bản được lập thành 2 bản:

– 1 bản phòng kế toán lưu.

– 1 bản thủ kho ltru.

Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký vào biên bản (ghi rõ họ tên).

4. Trách nhiệm khi ghi biên bản kiểm kho

Khi ghi biên bản kiểm kho, các bên tham gia đều có những trách nhiệm quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đầy đủ của thông tin. Dưới đây là một số trách nhiệm chính:

Đối với người lập biên bản:

  • Người lập biên bản phải nắm rõ các quy định, quy trình kiểm kê và lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật và nội quy của doanh nghiệp.
  • Thông tin ghi trong biên bản phải phản ánh đúng thực tế, không được làm sai lệch hoặc cố tình che giấu thông tin.
  • Kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng, tình trạng của hàng hóa, vật tư được kiểm kê và ghi chép chính xác vào biên bản.
  • So sánh số liệu trong biên bản với số liệu ghi trong sổ sách kế toán để phát hiện những sai lệch và giải trình nguyên nhân.
  • Bảo quản biên bản cẩn thận, đầy đủ và có trách nhiệm.

Đối với người tham gia kiểm kê:

  • Tham gia đầy đủ vào quá trình kiểm kê, kiểm tra và đối chiếu số liệu.
  • Cung cấp thông tin trung thực, chính xác về số lượng, chất lượng và tình trạng của hàng hóa, vật tư.
  • Phát hiện và báo cáo ngay những sai sót, thiếu sót trong quá trình kiểm kê.
  • Ký xác nhận vào biên bản để chứng minh đã tham gia kiểm kê và đồng ý với nội dung ghi trong biên bản.

Đối với người quản lý kho:

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sổ sách, tài liệu liên quan đến hàng hóa, vật tư trước khi kiểm kê.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm kê như sắp xếp hàng hóa gọn gàng, cung cấp thông tin đầy đủ.
  • Giải trình rõ ràng các sai lệch giữa số liệu thực tế và số liệu ghi trong sổ sách.
  • Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng hóa, vật tư trong kho.

Trên đây là một số thông tin về mẫu biên bản kiểm kho theo thông tư 133 và thông tư 200. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929