0764704929

Luận văn kiểm toán chuyên đề nợ phải thu khách hàng

Luận văn kiểm toán chuyên đề nợ phải thu khách hàng là chủ đề quan trọng dành cho các bạn sinh viên. Bài viết dưới đây xin chia sẻ về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.

Luận văn kiểm toán chuyên đề nợ phải thu khách hàng
Luận văn kiểm toán chuyên đề nợ phải thu khách hàng

Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng

1. Lập kế hoạch kiểm toán

1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

+ Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng KTV cần xem xét các vấn đề sau: Tính độc lập của công ty kiểm toán; khả năng phục vụ tốt khách hàng; tính liêm chính của ban quản trị đơn vị được kiểm toán; hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thỏa thuận phí kiểm toán với khách hàng.

Đối với khách hàng mới chưa được công ty nào kiểm toán trước đây, KTV cần nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành; thu thập thông tin từ luật sư của công ty khách hàng, ngân hàng, các doanh nghiệp khác có quan hệ với khách hàng; thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp.

Đối với khách hàng mới đã được kiểm toán bởi công ty khác, KTV cần liên lạc với KTV tiền nhiệm (nếu được khách hàng đồng ý) để thu thập thông tin về tính liêm chính của ban quản trị; những bất đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm; lý do khách hàng thay đổi KTV; vị trí công ty khách hàng trong ngành và tình trạng tài chính.

+ Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng

Đây là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. Các lý do kiểm toán BCTC có thể là:

  • Đáp ứng yêu cầu công khai tài chính hàng năm
  • Phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp
  • Kiểm toán để vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu
  • Kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên hay pháp luật

+ Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên

Việc lựa chọn đội ngũ KTV phải dựa trên yêu cầu về số người; trình độ, khả năng của KTV; yêu cầu về chuyên môn kĩ thuật cũng như qui mô của hợp đồng kiểm toán.

+ Ký kết hợp đồng kiểm toán

1.2. Thu thập thông tin chung về khách hàng

1.2.1. Những nội dung cần tìm hiểu

Kiểm toán viên cần đạt được sự hiểu biết trên một phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều phương diện sau:

  • Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm:

+ Hiểu biết chung về nền kinh tế như: Thực trạng nền kinh tế, mức độ lạm phát, các chính sách của chính phủ…

+ Môi trường và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như tình hình thị trường và cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các qui định khác của luật pháp có liên quan đến ngành nghề…

+ Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý, cơ cấu vốn.

  • Hệ thống kế toán: KTV tìm hiểu về bộ máy kế toán, hình thức kế toán, tổ chức chứng từ, tổ chức ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán.

Cụ thể KTV tìm hiểu các vấn đề liên quan đến doanh thu và nợ phải thu trong hoạt động xuất khẩu như sau: Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu, nợ phải thu khách hàng nước ngoài; các ước tính dự phòng nợ phải thu khó đòi; các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán; các chứng từ, sổ sách được sử dụng; qui trình ghi sổ (từ chứng từ lên sổ chi tiết rồi lên sổ tổng hợp như thế nào), sự phân công phân nhiệm giữa các kế toán viên.

  • Hệ thống kiểm soát nội bộ: Khi tìm hiểu về HTKSNB đối với chu trình xuất khẩu hàng hóa, KTV quan tâm đến các thủ tục và chính sách liên quan đến việc kí hợp đồng xuất khẩu, chuẩn bị hàng xuất khẩu, thủ tục hải quan, thông quan, giao hàng cho phương tiện vận, ghi chép doanh thu và nợ phải thu…
  • Các bên liên quan: Công ty mẹ, công ty con, các chủ sở hữu chính thức, các cá nhân, tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị.
  • Hình thức sở hữu và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

1.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

1.3.1. Đánh giá mức trọng yếu

Trước hết, KTV cần ước tính ban đầu về mức trọng yếu chính là các sai sót có thể chấp nhận được của toàn bộ BCTC. Sai sót có thể trọng yếu bởi số tiền (tiêu chuẩn định lượng) hoặc do bản chất của vấn đề (tiêu chuẩn định tính). Việc ước tính này mang tính xét đoán của KTV, do đó có thể điều chỉnh trong suốt cuộc kiểm toán.

Bảng qui định về mức trọng yếu

Cơ sở xác định mức trọng yếu

Tỉ lệ xác định mức trọng yếu

Ưu điểm

Lợi nhuận sau thuế

 5% – 10%

Có liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác
Tổng doanh thu

0,5% – 1%

Ổn định
Tổng tài sản

0,5% – 1%

Có thể dự đoán và ổn định
Vốn chủ sở hữu

1% – 2%

Ổn định

(Nguồn: Gay & Simnett 2003, Auditing and assurance service)

Sau đó, KTV tiến hành phân phối mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục doanh thu và nợ phải thu. Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất, tầm quan trọng của khoản mục; số dư cuối kì, chi phí kiểm tra khoản mục; đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; kinh nghiệm kiểm toán của KTV. Điều này giúp KTV xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức trọng yếu ước lượng ban đầu. Theo nguyên tắc thận trọng, tổng số tiền phân phối cho các khoản mục thường thấp hơn mức trọng yếu ban đầu được xác lập.

1.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ xác định mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được (DAR) cho toàn bộ BCTC và cho khoản mục doanh thu và nợ phải thu, sau đó đánh giá mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, từ đó xác định mức rủi ro phát hiện theo công thức:

DR = DAR / (IR x CR)

Từ đó KTV sẽ xác định được khối lượng bằng chứng cần thu thập. DR có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán.

1.4. Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ

1.4.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Khi kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng, KTV cần phải tìm hiểu về HTKSNB đối với hai khoản mục này.

Để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và nợ phải thu, KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi gồm những vấn đề chính như sau:

STT Câu hỏi về KSNB đối với doanh thu xuất khẩu Có/Không

1

Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi hàng hay không?

2

Các chứng từ gửi hàng và hóa đơn có được đánh số thứ tự trước khi sử dụng hay không?

3

Các hóa đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không?

4

Có qui định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo mọi hàng hóa gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không?

5

Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay không?

6

Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không?

7

Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền hay không?

 

STT Câu hỏi về KSNB đối với nợ phải thu Có/Không

1

Hàng tháng có gửi bảng sao kê công nợ cho khách hàng hay không?

2

Định kì có tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng hay không?

3

Có thực hiện việc đối chiếu giữa bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng với sổ cái TK 131 hay không?

4

Có chính sách dự phòng nợ phải thu khó đòi hay không?

5

Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi có hợp lý và có sự phê duyệt của người có thẩm quyền hay không?

1.4.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:

Trên cơ sở các hiểu biết về KSNB, KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Nếu rủi ro kiểm soát đối với doanh thu và nợ phải thu được đánh giá thấp hoặc trung bình, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm định lại về mức đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát là cơ sở để KTV xác định qui mô, phạm vi của thử nghiệm cơ bản cần thiết. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì KTV sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát và gia tăng phạm vi, qui mô thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu

1.5.1. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát

Kế hoạch kiểm toán tổng quát thường bao gồm các nội dung sau:

  • Tình hình kinh doanh của khách hàng
  • Những rủi ro kinh doanh khách hàng thường gặp
  • Những mục tiêu kiểm toán trọng tâm
  • Những vấn đề kiểm toán rút ra từ những hợp đồng trước đó
  • Đánh giá sơ bộ HTKSNB
  • Chính sách kế toán của khách hàng
  • Những thay đổi về luật định ảnh hưởng đến BCTC
  • Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng
  • Nhân viên kiểm toán và chuyên gia

1.5.2. Thiết kế chương trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu

Chương trình kiểm toán đối với hai khoản mục doanh thu và nợ phải thu được thiết kế thành ba phần:

  • Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát:

+ Các thử nghiệm kiểm soát chỉ áp dụng khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hoặc trung bình.

+ Các thủ tục kiểm toán bao gồm: Cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho các khoản mục; nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu KSNB; thiết kế các thủ tục kiểm toán đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù.

+ Qui mô mẫu: Áp dụng  phương pháp chọn mẫu thống kê hay phi thống kê

+ Phần tử được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay xét đoán nghề nghiệp kiểm toán viên

+ Thời gian thực hiện: Giữa năm hoặc kết thúc năm.

+ Đánh giá lại rủi ro kiểm soát để quyết định mức độ thực hiện thử nghiệm cơ bản.

  • Thiết kế thủ tục phân tích: Thủ tục này được thực hiện để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản. Từ đó đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm chi tiết.
  • Thiết kế các thử nghiệm chi tiết:

+ Khi thiết kế các thử nghiệm chi tiết cần quan tâm đến tính trọng yếu, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của từng khoản mục.

+ Các thủ tục kiểm toán được thiết kế cho từng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục hoặc chu kỳ nghiệp vụ.

+ Qui mô mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thống kê hay phi thống kê

+ Phần tử được chọn: Chọn mẫu ngẫu nhiên, các nghiệp vụ bất thường.

+ Thời gian thực hiện: Cuối niên độ hoặc giữa niên độ.

2. Thực hiện kiểm toán

2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng

Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì kiểm toán viên sẽ thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Một số thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng trong hoạt động xuát khẩu thường được sử dụng:

+ Mục tiêu kiểm soát: Sự tồn tại, sự phát sinh

  • Chọn mẫu các Invoice đối chiếu với vận đơn, tờ khai xuất khẩu liên quan. Thử nghiệm này nhằm đảm bảo các Invoice được lập trên cơ sở số hàng được giao.
  • Chọn mẫu Invoice trong kì. Sau đó kiểm tra chữ kí xét duyệt cấp trên để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt hay không.
  • Tìm hiểu chính sách chiết khấu của doanh nghiệp, và xem các sổ sách liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này.
  • Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. Để kiểm tra sự hiện hữu cũng như sự hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên, KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan (như Invoice điều chỉnh) để kiểm tra chữ kí xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu qui trình thực tế với qui định của đơn vị.
  • Kiểm tra các bản đối chiếu công nợ với khách hàng và xem xét việc xử lý chênh lệch.

+ Mục tiêu kiểm soát: Sự đầy đủ

Kiểm tra số thứ tự của các đơn đặt hàng, vận đơn và Invoice, kiểm tra tờ khai xuất khẩu,.. Thử nghiệm này nhằm đảm bảo các nghiệp vụ xuất khẩu hàng đều được ghi chép đầy đủ vào sổ sách

+ Mục tiêu kiểm soát: Sự đánh giá

  • So sánh giá trên Invoice với bảng giá đã được duyệt.
  • Kiểm tra có tỷ giá quy đổi doanh thu ngoại tệ ra nội tệ trên Invoice
  • Kiểm tra việc trích lập dự phòng có đúng tài khoản, số tiền hay không.

+ Mục tiêu kiểm soát: Sự ghi chép chính xác

  • Chọn mẫu Invoice, hợp đồng xuất khẩu, vận đơn, packing list,.. về chủng loại, qui cách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng,…để kiểm tra việc ghi chép chính xác không.
  •  Xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng loại hóa đơn.
  •  Xem xét việc ghi sổ, chuyển sổ, cộng sổ có chính xác hay không.

2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với hai khoản mục doanh thu và nợ phải thu

+ Đối chiếu số liệu với các tài liệu có liên quan (sổ cái, sổ chi tiết,…)
+ Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên
liên quan,…)
Kiểm tra sổ cái:
– Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường. Tìm hiểu nguyên nhân và thực
hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần)
– Kiểm tra số dư đầu kỳ:
+ Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn và các khách
hàng lớn, có nhiều giao dịch trong năm mặc dù số dư nhỏ.
+ Cần tập trung vào các công việc: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết
thúc kỳ kế toán; Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ (nếu có); Kiểm tra
số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi tại ngày đầu kỳ; Trao đổi với khách hàng về số
dư quá lớn hoặc tồn tại quá lâu.
Gửi thư xác nhận đến khách hàng:
– Là một thủ tục kiểm toán rất quan trọng trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng.
– Kiểm toán viên lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu khách hàng. Tổng hợp kết
quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết, giải thích các khoản chênh lệch
(nếu có).
– Có 2 mẫu thư xác nhận:
+ Thứ nhất: Thư xác nhận yêu cầu khách hàng tự ghi thông tin (số tiền) cần xác nhận.

3. Kết thúc kiểm toán

3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

  • Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần điều chỉnh BCTC
  • Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ không cần điều chỉnh BCTC

3.2. Xem xét về giả thiết hoạt động liên tục

Một số dấu hiệu dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp liên quan đến kiểm toán doanh thu và nợ phải thu như:

  • Lỗ hoạt động kinh doanh lớn
  • Mất thị trường tiêu thụ lớn
  • Doanh thu sản phẩm chủ yếu bị giảm sút

3.3. Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán

3.4. Lập báo cáo kiểm toán BCTC.

Tùy theo kết quả kiểm toán, KTV có thể đưa ra 1 trong 4 loại ý kiến sau trong báo cáo kiểm toán

  • Ý kiến chấp nhận toàn phần
  • Ý kiến chấp nhận từng phần
  • Ý kiến không chấp nhận
  • Ý kiến từ chối nhận xét

Trên đây Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về Luận văn kiểm toán chuyên đề nợ phải thu khách hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929