0764704929

Sai chỉ tiêu 22 trên tờ khai thuế GTGT xử lý thế nào?

Chỉ tiêu 22 – thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang trên TK mẫu số 01/GTGT là chỉ tiêu được lấy từ chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT của kỳ trước. Đây là chỉ tiêu có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị sai sót trong kê khai. Bài viết dưới đây Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về chỉ tiêu 22 – thuế GTGT.

Sai chỉ tiêu 22 trên tờ khai thuế GTGT xử lý thế nào?
Sai chỉ tiêu 22 trên tờ khai thuế GTGT xử lý thế nào?

1. Hướng dẫn xử lý khai sai chỉ tiêu [22]-thuế GTGT

– Nguyên tắc kê khai: Chỉ tiêu thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang(chỉ tiêu [22]) phải bằng chỉ tiêu thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau(chỉ tiêu [43]) của tờ khai chính thức kỳ trước liền kề.

Lưu ý: Khi thực hiện kê khai bổ sung, tại tờ khai bổ sung so với tờ khai chính thức nếu chỉ tiêu [43] có thay đổi cũng không thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu chỉ tiêu [22] của kỳ kê khai hiện tại.

– Nội dung khai sai: Tờ khai 01/GTGT doanh nghiệp kê khai chỉ tiêu [22] không bằng chỉ tiêu [43] của tờ khai chính thức kỳ trước liền kề.

Nguyên nhân sai có thể thuộc 1 trong các trường hợp sau:

Một là: Doanh nghiệp đã nộp tờ khai chính thức, khi chưa đến hạn nộp tờ khai kỳ tiếp theo, doanh nghiệp phát hiện sai sót làm tăng hoặc giảm chỉ tiêu [43] trên TK chính thức và đã thực hiện nộp tờ khai bổ sung sau đó doanh nghiệp thường lấy số liệu trên chỉ tiêu [43] của tờ khai bổ sung kỳ trước liền kề để đưa vào chỉ tiêu [22] trên tờ khai chính thức kỳ sau.

Hai là: Doanh nghiệp đã điều chỉnh các sai sót không đúng quy tắc điều chỉnh hoặc Doanh nghiệp đã chuyển sai số học do lỗi đánh máy, hoặc copy nhầm kỳ v.v.

– Hướng dẫn điều chỉnh sửa lỗi sai:

Để thực hiện kê khai điều chỉnh sửa lỗi khai sai quý doanh nghiệp thực hiện 2 bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung tờ khai 01/GTGT, kỳ có tờ khai sai, điều chỉnh chỉ tiêu [22] khớp đúng với chỉ tiêu [43] trên tờ khai chính thức kỳ trước liền kề. Các chỉ tiêu khác như [40], [41], [43] thay đổi theo logic tính toán khi thay đổi chỉ tiêu [22]

Bước 2:

– Đối với lỗi khai sai thuộc nguyên nhân 1 nêu trên:

Doanh nghiệp kê khai đồng thời vào cả chỉ tiêu [37] và chỉ tiêu [38] của tờ khai kỳ hiện tại. Việc khai đồng thời này điều chỉnh chênh lệch số liệu sai giữa chỉ tiêu [22] – chỉ tiêu [43] và điều chỉnh số liệu chênh lệch do khai bổ sung.

– Đối với lỗi sai thuộc nguyên nhân 2 nêu trên:

Doanh nghiệp kê khai vào chỉ tiêu [37] hoặc [38] trên tờ khai chính thức kỳ tính thuế hiện tại với số thuế GTGT còn được khấu trừ chênh lệch giảm hoặc chênh lệch tăng tương ứng.

2. Một số ví dụ

Ví dụ 1: Lỗi kê khai sai chỉ tiêu [22] – thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang trên TK mẫu số 01/GTGT

Kê khai chỉ tiêu [22] kỳ sau khác chỉ tiêu [43] kỳ trước liền kề, đồng thời khai thiếu chỉ tiêu [37], [38] trên tờ khai chính thức kỳ hiện tại khi thực hiện khai bổ sung.

Ngày 20/2/2022, doanh nghiệp nộp tờ khai 01/GTGT chính thức kỳ tính thuế tháng 1/2022 có số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau – chỉ tiêu [43] là 50.000.000 VNĐ.

Ngày 15/3 doanh nghiệp phát hiện sai sót (có khoản doanh thu tháng 1/2022 giảm 300.000.000, thuế GTGT 10% giảm là 30.000.000 ) dẫn đến thuế GTGT đầu ra tháng 1/2022 giảm 30.000.000, doanh nghiệp lập tờ khai bổ sung có VAT đầu ra giảm 30.000.000, theo đó chỉ tiêu còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung này tăng lên 30.000.000 thành 80.000.000 đ

Ngày 20/3/2022, doanh nghiệp nộp tờ khai 01/GTGT chính thức kỳ tính thuế tháng 2/2022 có chỉ tiêu [22] – Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là: 80.000.000 VNĐ. Và không khai vào chỉ tiêu [38] tờ khai này số tiền 30.000.000 (số tiền điều chỉnh tăng số thuế còn được khấu trừ kỳ trước)

Như vậy doanh nghiệp đã khai thuế GTGT đầu kỳ sau (tháng 2/2022) không bằng với chỉ tiêu [43] của tờ khai chính thức kỳ trước (tháng 1/2022) và thiếu một nghiệp vụ khi khai bổ sung, điều chỉnh trong trường hợp điều chỉnh tăng giảm số thuế còn khấu trừ kỳ trước thì đều phải khai vào chỉ tiêu [38] hoặc[37] tương ứng trên tờ khai kỳ hiện tại.

Ngày 15/6/2023, doanh nghiệp phát hiện sai sót hoặc cơ quan thuế thông báo. Để khắc phục lỗi này, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau:

Bước 1

Doanh nghiệp lập, nộp tờ khai bổ sung kỳ tính thuế tháng 02/2015 điều chỉnh chỉ tiêu [22] có số đúng bằng chỉ tiêu [43] của tờ khai chính thức tháng 01/2022 là 50.000.000VNĐ.

Bước 2

Khi doanh nghiệp lập, nộp tờ khai chính thức kỳ tính thuế tháng 05/2023 phải kê khai vào chỉ tiêu [37] số tiền 30.000.000 (để sửa lỗi đã kê khai chỉ tiêu [22] kỳ tháng 2/2022 không bằng chỉ tiêu [43] kỳ tháng 1/2022). Đồng thời kê khai và chỉ tiêu [38] tờ khai này số tiền 30.000.000 (để sửa lỗi doanh nghiệp khi điều chỉnh tăng số thuế được khấu trừ kỳ tháng 1/2022 nhưng doanh nghiệp chưa khai chỉ tiêu [38] kỳ phát hiện là tháng 2/2022).

Kê khai chỉ tiêu [22] kỳ sau khác chỉ tiêu [43] kỳ trước liền kề trên tờ khai mẫu 01/GTGT

Ngày 18/2/2022, doanh nghiệp nộp tờ khai 01/GTGT chính thức kỳ tính thuế tháng 1/2022 có số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau – chỉ tiêu [43] là 50.000.000 VNĐ.

Ngày 20/3/2022, doanh nghiệp nộp tờ khai 01/GTGT chính thức kỳ tính thuế tháng 2/2022 có chỉ tiêu [22] – Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là 40.000.000 VNĐ. (lỗi này có thể do copy nhầm kỳ hoặc đánh máy sai …)

Như vậy doanh nghiệp đã khai thuế GTGT đầu kỳ sau (tháng 2/2022) không bằng với chỉ tiêu [43] của tờ khai chính thức kỳ trước (tháng 1/2022).

Ngày 15/6/2023, doanh nghiệp phát hiện sai sót. Để khắc phục lỗi này, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau:

Bước 1

Doanh nghiệp lập, nộp tờ khai bổ sung cho kỳ tính thuế tháng 02/2022 điều chỉnh chỉ tiêu [22] có số đúng bằng chỉ tiêu [43] của tờ khai chính thức tháng 01/2022 là 50.000.000VNĐ.

Bước 2

Khi doanh nghiệp lập, nộp tờ khai chính thức kỳ tính thuế tháng 05/2023 doanh nghiệp thực hiện kê khai vào chỉ tiêu [38] điều chỉnh tăng số thuế GTGT được khấu trừ số tiền 10.000.000.

3. Định nghĩa Hóa đơn trực tiếp 

Hóa đơn trực tiếp là một loại chứng từ tài chính mà người bán cung cấp trực tiếp cho người mua trong quá trình giao dịch. Thông thường, hóa đơn này ghi chính xác số lượng, giá cả, và các thông tin khác về hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua đã mua. Hóa đơn trực tiếp thường được sử dụng để chứng minh quy định và tính toán thuế, đồng thời là tài liệu quan trọng trong quản lý tài chính và kế toán của cả người bán và người mua.

4. Đối tượng mua hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế

Cơ quan thuế thường quan tâm đến đối tượng mua hóa đơn trực tiếp để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong thu thuế. Đối tượng mua hóa đơn trực tiếp mà cơ quan thuế quan tâm có thể bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Các hóa đơn trực tiếp này thường được sử dụng làm căn cứ để tính toán và kiểm tra việc nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) và các loại thuế khác. Cơ quan thuế quan tâm đến việc đảm bảo rằng mọi giao dịch đều được ghi chính xác và tuân thủ theo quy định thuế.

5. Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế

Căn cứ Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC và hướng dẫn tại CÔng văn 2010/TCT-TVQT quy định như sau:

Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn của cơ quan thuế: Phòng Ấn chỉ Chi cục thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ mua hóa đơn lần đầu gồm:

+ Đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3, phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC);

+ Giấy ủy quyền;

+ Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của người trực tiếp đến mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.

+ Tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu phải có Văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

+ Bảng kê hóa đơn hết giá trị sử dụng (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) đối với trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC đang tự in, đặt in hóa đơn chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế vẫn còn hóa đơn không tiếp tục sử dụng.+ Dấu mộc vuông.

Kiểm tra hồ sơ mua hóa đơn và thông tin để xác định là đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế (thông tin về phương pháp tính thuế của người nộp thuế, tổ chức kinh doanh rủi ro cao về thuế chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế….).

– Loại hóa đơn được bán căn cứ vào phương pháp nộp thuế của tổ chức, cá nhân.

– Bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.

Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.

Đối với các lần mua hóa đơn tiếp theo, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.

– Hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.

Hồ sơ mua hóa đơn của cơ quan thuế lần hai trở đi gồm:

– Đơn đề nghị mua hóa đơn

– Giấy ủy quyền của giám đốc

– Căn cước công dân của người đi mua

– Sổ mua hóa đơn

– Quyển hóa đơn mua lần trước liền kề

– Dấu mộc vuông.

Khi đã sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Chi cục thuế, doanh nghiệp sẽ phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, theo quý.

Hóa đơn trực tiếp mua của cơ quan thuế không phải làm thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định cơ quan thuế đã làm thông báo phát hành rồi.

 

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929