0764704929

Bài tập trắc nghiệm kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Bài tập về nợ phải thu khách hàng là dạng bài tập quan trọng trong chuyên ngành kế toán tài chính. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết về các dạng bài tập và cách giải.

Bài tập trắc nghiệm kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Bài tập trắc nghiệm kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Bài tập kiểm toán nợ phải thu khách hàng đầy đủ lời giải

Bài 1: Nếu nghi ngờ tiền của khách hàng có thể bị biển thủ do đơn vị không thực hiện việc phân nhiệm đầy đủ trong hoạt động kiểm soát Nợ phải thu, KTV có thể sử dụng các thủ tục kiểm toán nào để phát hiện sai phạm?

– Kiêm tra chứng từ thu tiền: Phiếu thu, Giấy báo có… với sổ cái – Phân chia trách nhiện người thu tiền và kế toán ghi sổ.

– Kiểm tra chi tiết số dư hay nghiệp vụ đối với các khoản công nợ

– Gửi thư xát nhận đến khách hàng đảm bảo mục tiêu Hiện hữu

Bài 2: KTV kiểm toán khoản mục “Nợ phải thu” của C.ty Hoàng Hải, KTV có thư gởi khách hàng để xác nhận số nợ phải thu. Trong tổng số k.quả nhận được có 2 thư trả lời như sau:

1 thư trả lại với lý do“Tên người nhận không có địa chỉ này”

1 thư nhận lại có ký tên đóng dấu nhưng không có tích chọn mục “đồng ý” hay “không đồng ý” với số nợ của KTV gởi thư xác nhận.

Yêu cầu:

a/ Cho biết các mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng

b/ Các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu có).

ND MỤC TIÊU KIỂM TOÁN THỦ TỤC KIỂM TOÁN
1 – Hiện hữu (Khách hàng không có thật, có thể thay đổi địa chỉ)

– Đánh giá (có thể khách hàng đã chấm dứt hoạt động KH)

– KTV trao đổi vs kế toán phụ trách phần hành để xát nhận thông tin chính xác của khách hàng

– Gửi thư xác nhận lần 2 theo địa chỉ mới

2 – Đánh giá: bằng chứng nhận từ khách hàng không dùng được vì thông tin th hồi không đầu đủ – Gửi thư xát nhận lần 2 (gửi và nhận kết quả trực tiếp hoặc gửi và nhận kết quả onl (chữ ký điện tử))

– Gọi điện và ghi âm thông tin phản hồi

– Kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ nếu có

Bài 3: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu của công ty An Nhiên cho niên độ kết thúc 31/12/2020: Số dư Nợ TK 131: 14.000.000.000 (tổng số 50 khách hàng). KTV đã chọn mẫu 15 khách hàng có giao dịch thường xuyên để gởi thư xác nhận. Khi hồi âm có 12 thư là hợp lệ (xác nhận trùng khớp với số nợ), 1 thư không hồi đáp, 2 thư còn lại trả lời khác số gởi đi:

  1. Công ty Ngọc Hùng (số gởi đi): 1.900.000.000 đồng; phiếu trả lời đã thanh toán vào ngày 28/12/2020 (UNC12/2020) nên hiện tại không còn nợ
  2. Công ty Minh Hiếu (số gởi đi): 300.000.000 đồng; phiếu trả lời xác nhận đến ngày 31/12/2020 số nợ là 0 đồng, số nợ 300.000.000 đồng là của đơn hàng 3/1/2021. Yêu cầu: a. Việc lựa chọn những khách hàng có giao dịch thường xuyên để gởi thư xác nhận có phải là phương pháp hữu hiệu của KTV? – Không hiệu quả, (Hiệu quả khi thường xuyên giao dịch và chiếm tỷ lệ nợ cao)

– Nên chọn kiểm tra các khách hàng để gửi thư xát nhận Các nghiệp vụ phát sinh lớn, bất thường Chọn Khách hàng có tồn nợ lâu năm (quá hạn) Khách hàng không có đối chiếu công nợ thường xuyên …

3. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên c. Các thủ tục kiểm toán bổ sung để làm rõ sự việc.

ND NGUYÊN NHÂN THỦ TỤC KIỂM TOÁN
1 – Khách hàng có thể thanh toán nhầm đối tượng – Tiền đang chuyển chưa vào tài khoản người thụ hưởng

– Kế toán ghi nhận nợ phải thu không đúng niên độ

– Kiểm tra UNC thực tế phát sinh
2

 

– Có thể ghi nhận bút toán bán hàng sai niên độ (ghi trước).

– Bên mua ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị trễ

– Kiểm tả thời điểm thực tế bán và giao hàng thuộc niên độ 2020 hay 2021. Từ đó đề nghị kế toán điều chỉnh bút toán về đúng niên độ thực tế (nếu sai)

 

Bài 1: Để phát hiện sai phạm trong trường hợp nghi ngờ tiền của khách hàng có thể bị biển thủ do việc phân nhiệm không đầy đủ trong hoạt động kiểm soát Nợ phải thu, KTV có thể sử dụng các thủ tục kiểm toán sau:

a/ Kiểm tra chứng từ thu tiền: Phiếu thu, Giấy báo có… với sổ cái – Phân chia trách nhiệm người thu tiền và kế toán ghi sổ.
b/ Kiểm tra chi tiết số dư và giao dịch đối với các khoản công nợ.
c/ Gửi thư xác nhận đến khách hàng để đảm bảo tính hiện hữu.

Bài 2:
a/ Các mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng:
1. Mục tiêu kiểm toán Hiện hữu bị ảnh hưởng khi khách hàng không có thật hoặc có thể thay đổi địa chỉ.
2. Mục tiêu kiểm toán Đánh giá bị ảnh hưởng khi có khả năng khách hàng đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.

b/ Các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu có):
1. Gửi thư xác nhận lần 2 theo địa chỉ mới nếu khách hàng không có địa chỉ ban đầu.
2. Kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ nếu có để xác minh thông tin.

Bài 3:
a/ Việc lựa chọn những khách hàng có giao dịch thường xuyên để gởi thư xác nhận không phải là phương pháp hiệu quả. Thực tế, việc này không đảm bảo tính hiện hữu của khoản nợ. Hiệu quả hơn nên chọn kiểm tra các khách hàng theo các tiêu chí sau:
– Các nghiệp vụ phát sinh lớn, bất thường.
– Khách hàng có tồn nợ lâu năm (quá hạn).
– Khách hàng không có đối chiếu công nợ thường xuyên.

b/ Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt:
Sự khác biệt trong kết quả thư xác nhận có thể do một số lý do như:
– Khách hàng đã thanh toán vào thời điểm khác, không liên quan đến niên độ kiểm toán.
– Số nợ đã chuyển sang đối tượng khác.

c/ Các thủ tục kiểm toán bổ sung để làm rõ sự việc:
1. Kiểm tra phiếu trả lời của Công ty Ngọc Hùng để xác minh ngày thanh toán và niên độ tương ứng.
2. Xem xét phiếu trả lời của Công ty Minh Hiếu để đảm bảo số nợ được xác nhận cho niên độ 31/12/2020 và làm rõ ngày thanh toán của đơn hàng 3/1/2021.

Trên đây Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về Bài tập trắc nghiệm kiểm toán nợ phải thu khách hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929