Bạn đang băn khoăn về Tiền bảo hiểm xã hội tính như thế nào? Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, giúp người lao động có thu nhập khi họ gặp rủi ro về sức khỏe, thai sản, ốm đau, mất việc làm,…Để tham gia BHXH, người lao động cần đóng tiền BHXH hàng tháng. Mức đóng BHXH được tính dựa trên mức lương của người lao động. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền BHXH một cách chi tiết và dễ hiểu.

1. Tiền bảo hiểm xã hội tính như thế nào ?
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác (chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách tính mức hưởng BHXH một lần. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. (trừ những người bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng).”
Ví dụ: Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2016. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 8/2016. Tháng 9/2017, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì công nhân A sẽ nhận được tổng số tiền bao nhiêu?
Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:
– Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 1.200.000đ
– Từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014, mức lương đóng BHXH là: 1.445.000đ
– Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
– Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015: Nghỉ không lương, không đóng BHXH
– Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
– Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016: mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
– Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2011 2016, mức lương đóng BHXH là: 2.515.000đ
Cách tính: Theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 2013, 2014, 2015, 2016 tương ứng là 1,08; 1,03; 1,03; 1,00. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của công nhân A được tính như sau:
– Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng):
1.200.000 x 12 x 1,08 = 15.552.000 đồng.
– Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2014 (9 tháng):
1.445.000 x 9 x 1,03 = 13.395.150 đồng
– Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 (3 tháng):
2.140.000 x 3 x 1,03 = 6.612.600 đồng
– Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (6 tháng):
2.140.000 x 6 x 1,03 = 13.225.200 đồng
– Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (02 tháng):
2.140.000 x 2 x 1.00 = 4.280.000 đồng
– Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016 ( 5 tháng):
2.515.000 x 5 x 1.00 = 12.575.000 đồng
Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 6 + 2 + 5 = 37 tháng.
Tổng mức lương đóng BHXH của công nhân A là:
15.552.000 + 13.395.150 + 6.612.600 + 13.225.200 + 4.280.000 + 12.575.000 = 65.639.950 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là:
65.639.950/37 = 1.774.052 đồng
Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 01 năm.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là:
1.774.052 x 1 x 1,5 = 2.661.078 đồng
Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm 01 tháng.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là:
1.774.052 x 2,5 x 2 = 8.870.260 đồng
Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần công nhân A được hưởng là:
2.661.078 + 8.870.260 = 11.531.338 đồng
2. Cách tính số tiền rút bảo hiểm xã hội
Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần:
Mức hưởng BHXH 1 lần = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl
Trường hợp NLĐ tham gia BHXH chưa đủ 1 năm
Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
2.1. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
2.2. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
Căn cứ theo thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo bảng hệ số trượt giá tính BHXH năm 2023 như sau:
Năm | Mức điều chỉnh | Năm | Mức điều chỉnh |
< 1995 | 5,26 | 2010 | 1,77 |
1995 | 4,46 | 2011 | 1,50 |
1996 | 4,22 | 2012 | 1,37 |
1997 | 4,09 | 2013 | 1,28 |
1998 | 3,80 | 2014 | 1,23 |
1999 | 3,64 | 2015 | 1,23 |
2000 | 3,70 | 2016 | 1,19 |
2001 | 3,71 | 2017 | 1,15 |
2002 | 3,57 | 2018 | 1,11 |
2003 | 3,46 | 2019 | 1,08 |
2004 | 3,21 | 2020 | 1,05 |
2005 | 2,96 | 2021 | 1,03 |
2006 | 2,76 | 2022 | 1,00 |
2007 | 2,55 | 2023 | 1,00 |
2008 | 2,07 | ||
2009 | 1,94 |
Năm | Mức điều chỉnh | Năm | Mức điều chỉnh |
2008 | 2,07 | 2017 | 1,15 |
2009 | 1,94 | 2018 | 1,11 |
2010 | 1,77 | 2019 | 1,08 |
2011 | 1,50 | 2020 | 1,05 |
2012 | 1,37 | 2021 | 1,03 |
2013 | 1,28 | 2022 | 1,00 |
2014 | 1,23 | 2023 | 1,00 |
2015 | 1,23 | ||
2016 | 1,19 |
3.3. Cách tính làm tròn thời gian tham gia BHXH
Để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, hiện nay thời gian đóng BHXH của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:
- Từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm = 0,5 năm
- Từ 07 – 11 tháng được tính là một năm = 1 năm
Ví dụ: Lao động A có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5/2019 đến tháng 03/2023 tại một số đơn vị như sau:
- Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: mức lương 4.500.000 đồng
- Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022: mức lương 8.500.000 đồng
- Tháng 07/2022 đến tháng 3/2023 : mức lương 9.500.000 đồng
Lao động A có tổng thời gian tham gia BHXH là 3 năm 6 tháng và có dự định rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Để biết số tiền hưởng BHXH 1 lần của A là bao nhiêu? Có thể tính trực tiếp áp dụng theo công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
Thời gian tham gia BHXH của A trước năm 2014 = 0 năm
Thời gian tham gia BHXH của A sau ngày 01/01/2014 từ năm 2019 đến năm 2023 là 3 năm 6 tháng = 42 tháng làm tròn = 3,5 năm.
Mức bình quân tiền lương của A = [(3*4.500.000*1,08) + (12*8.500.000*1,05) + (12*8.500.000*1,03) + (6*8.500.000*1,00) + (6*1,00*9.500.000) + (3*1,00*9.500.000)] /42 = 8.648.571 đồng
Do thời gian đóng BHXH của A hoàn toàn sau năm 2014 nên công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần = 2* Tổng thời gian đóng BHXH* Mức bình quân tiền lương
Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần của A nhận được = 2*3,5*8.648.571= 60.539.997 đồng
4. Cách tính BHXH 1 lần online năm 2024
Việc áp dụng công thức tính như trên dễ khiến nhiều người lao động gặp khó khăn trong việc tính toán và rất dễ nhầm lẫn dẫn đến kết quả tính ra không chính xác.
Để giúp người lao động có thể tính toán mức hưởng BHXH một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn, người lao động có thể sử dụng phần mềm tính BHXH 1 lần online theo quy trình các bước gồm tính tổng thời gian hưởng BHXH 1 lần trên VssID sau đó sử dụng hệ thống tính BHXH 1 lần trực tuyến trên LuatVietNam.
Cụ thể, người lao động sẽ thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tính thời gian đóng BHXH và mức lương đóng BHXH trên VssID
Người lao động có thể nhanh chóng tính được tổng thời tham gia đóng BHXH của mình trên VssID bằng cách sử dụng chức năng tra cứu quá trình tham gia trên ứng dụng này. Trong trường hợp không có ứng dụng người lao động cũng có thể sử dụng 1 trong 4 cách tra cứu BHXH thay thế tại – https://ebh.vn/tin-tuc/tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi.

Khi tính mức hưởng BHXH 1 lần người lao động cần quan tâm đến 2 yếu tố trên VssID gồm
Tổng thời gian tham gia BHXH
Các mức tiền lương đóng BHXH tại mỗi giai đoạn
Bước 2: Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam
Đường link công cụ tính bhxh 1 lần trên LuatVietNam như sau: https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html
Đối với người lao động làm việc tại nhiều công ty thì mỗi công ty sẽ tương ứng với 1 dòng giai đoạn. Người lao động chọn “THÊM GIAI ĐOẠN” để bổ sung các trường thông tin tương ứng.

Bước 3: Điền thông tin theo hướng dẫn
Người lao động sau khi nhận kết quả tra cứu quá trình tham gia BHXH thì điền đầy đủ các trường thông tin tương ứng về các giai đoạn nộp BHXH và mức lương đóng BHXH của mình. Sau đó nhấn chọn “TÍNH BHXH” để xem kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả
Diễn giải cách tính BHXH 1 lần để có kết quả như trên:
Thời gian tham gia BHXH: 03 năm 6 tháng
– Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 03 năm 6 tháng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:
– Giai đoạn đóng từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: Thời gian 3 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 4.500.000 đồng
Tiền lương đóng BHXH = 4.500.000*1,08*3 = 14.580.000 đồng
– Giai đoạn đóng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng
Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,05*12 = 107.100.000 đồng
– Giai đoạn đóng từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng
Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,03*12 = 105.060.000 đồng
– Giai đoạn đóng từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022: Thời gian 6 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng
Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,00*6 = 51.000.000 đồng
– Giai đoạn đóng từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 6 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng
Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*6 = 57.000.000 đồng
– Giai đoạn đóng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023: Thời gian 3 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng
Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*3 = 28.500.000 đồng
– Tổng tiền đóng BHXH = 14.580.000 + 107.100.000 + 105.060.000 + 51.000.000 + 57.000.000 + 28.500.000 = 363.240.000 đồng
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 363.240.000/42 = 8.648.571 đồng
Mức hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 8.648.571 x 3,5 năm x 2 = 60.539.997 đồng
Như vậy, tổng tiền BHXH 1 lần được nhận là 60.539.997 đồng
*Lưu ý: BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá năm 2024
Như vậy, với kết quả nhận được như trên nếu như người lao động rút BHXH 1 lần tại thời điểm này thì đó sẽ là số tiền mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và tổng thời gian tham gia BHXH trước đó.
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN