Hạch toán chi phí sữa chữa tài sản cố định năm 2024 như thế nào? Tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, chúng không thể tránh khỏi hao mòn và cần được sửa chữa để duy trì hoạt động hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hiểu biết toàn diện về dịch vụ sửa chữa tài sản cố định: Bao gồm các loại tài sản cố định thường gặp, các hạng mục sửa chữa phổ biến và quy trình sửa chữa chuyên nghiệp, lợi ích thiết thực của việc sử dụng dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp
1. Sữa chữa tài sản cố định là gì?
Sửa chữa tài sản cố định là hoạt động nhằm khôi phục lại trạng thái hoạt động ban đầu của tài sản cố định khi chúng bị hư hỏng hoặc hao mòn trong quá trình sử dụng. Hoạt động này bao gồm:
Thay thế các bộ phận bị hư hỏng: Ví dụ như thay thế động cơ cho máy móc, thay thế lốp xe cho ô tô.
Sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng: Ví dụ như sửa chữa phần vỏ máy móc, sửa chữa hệ thống điện nước trong nhà xưởng.
Bảo dưỡng định kỳ: Ví dụ như thay nhớt cho máy móc, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí.
2.. Mục đích của việc sửa chữa tài sản cố định
Mục đích của việc sửa chữa tài sản cố định:
Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả: Khi tài sản cố định hoạt động tốt, doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất và kinh doanh một cách suôn sẻ.
Tránh lãng phí tài nguyên và chi phí sửa chữa lớn hơn trong tương lai: Sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa hư hỏng nặng hơn và chi phí sửa chữa cao hơn.
Nâng cao năng suất và tuổi thọ của tài sản: Sửa chữa và bảo trì định kỳ giúp tài sản hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ sử dụng.
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường: Việc sử dụng tài sản cố định hư hỏng có thể gây nguy hiểm cho người lao động và ảnh hưởng đến môi trường.
3. Phân loại sửa chữa tài sản cố định
Phân loại sửa chữa tài sản cố định:
Sửa chữa lớn: Là sửa chữa những hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tài sản cố định. Ví dụ như thay thế động cơ cho máy móc, sửa chữa hệ thống điện nước trong nhà xưởng.
Sửa chữa nhỏ: Là sửa chữa những hư hỏng nhỏ, không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tài sản cố định. Ví dụ như thay bóng đèn, sửa chữa cửa sổ.
4. Các vấn đề khi hạch toán chi phí tài sản cố định
Căn cứ vào thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành ngày 25/4/2013, có hiệu lực từ ngày 10/6/2013 khi hạch toán kế toán liên quan đến hoạt động sửa chữa TSCĐ, kế toán cần lưu ý các vấn đề sau:
Theo Điều 7 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:
“Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.”
Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh”.
5. Hạch toán chi phí sữa chữa tài sản cố định năm 2024
5.1 Cách hạch toán sửa chữa nhỏ tài sản cố định
Sửa chữa nhỏ, thường xuyên, mang tính bào dưỡng thường được tiến hành theo định kỳ (tháng, quý) nhằm duy trì hoạt động bình thường của các TSCĐ. Việc sửa chữa được tiến hành trong thời gian ngắn với quy mô chi phí thấp. Do vậy, các chi phí sửa chữa phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh đến đo (trong kỳ kế toán). Phương pháp kế toán tuỳ thuộc vào việc đơn vị sủa hay thuê ngoài sửa chữa:
Trường hợp tự tiến hành sửa chữa, các chi phí sửa chữa tài sản cố định được ghi:
Nợ TK chi phí (627, 641, 642): tính trực tiếp vào chi phí KD
Có TK liên quan (111, 112, 152, 334,…).
Trường hợp thuê ngoài sửa chữa, kế toán ghi số như say:
Nợ TK chi phí (627, 641, 642): Giá chưa có thuế
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK liên quan (111, 112 331,…): tổng số tiền phải trả.
5. 2. Cách hạch toán sửa chữa lớn Tài sản cố định
Là công việc sửa chữa, thay thế những bộ phận hỏng của TSCĐ mà nếu không tiến hành sửa chữa thì tài sản cố định sẽ không thể hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Thời gian sửa chữa lớn thường kéo dài, chi phí cao. Việc sửa chữa có thể được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. TSCĐ sau khi được sửa chữa được phục hồi năng lực hoạt động hoặc được nâng cấp, kéo dài tuổi thọ. Các trường hợp cụ thể được kế toán như sau:
Tập hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định
Nợ TK 2413 – Chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Tổng số tiền phải trả theo hợp đồnhg
Có TK liên quan 111, 112, 152, 214, 334, 338…
Kết chuyển giá trị công trình sửa chữa lớn khi hoàn thành:
Sau khi công việc sửa chứa lớn được hoàn thành, căn cứ trên quy mô, tính chất , thời gian và mục đích sửa chữa, kế toán sẽ kết chuyển chi phí sửa chữa vào những tài khoản thích hợp:
Nợ TK 211 – Khi sửa chửa nâng cấp, kéo dài tuổi thọ TSCĐ
Nợ TK 335 – Khi sửa chữa lớn mang tính phục hồi theo kế hoạch
Nợ TK 142,242 – Khi sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
Có TK 2413 – Tổng giá thành thực tế của việc sửa chữa.
6. Một số câu hỏi thường gặp
Tiêu chí nào để phân biệt chi phí sửa tài sản cố định và chi phí nâng cấp, cải tạo tài sản cố định?
Để phân biệt chi phí sửa chữa tài sản cố định và chi phí nâng cấp, cải tạo tài sản cố định, cần đánh giá sự thay đổi về các chỉ tiêu: Công suất hoạt động, mức tiêu hao nhiên liệu, thời gian sử dụng còn lại, chi phí hoạt động của tài sản cố định trước sau thời điểm phát sinh chi phí. Nếu có sự thay đổi thì đó là chi phí nâng cấp, cải tạo tài sản cố định.
Chi phí thuê đất dài hạn 50 năm giá trị 20 tỷ, đã trả tiền trước cho thời gian thuê có được hạch toán là tài sản cố định không?
Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 quy định: “Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới).”
=> Như vậy, công ty trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê thì Công ty được phân bổ dần tiền thuê đất vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC (Công văn tham khảo số: 85722/CT-TTHT).