0764704929

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Các bạn đã phân biệt được hai khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi chưa? Khi quản lý tài chính và lập kế hoạch ngân sách cho doanh nghiệp, việc phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi là cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, bài viết này của ACC sẽ giúp bạn phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi nhé!

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

1. Khái niệm chi phí cố định và chi phí biến đổi

1.1 Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần thanh toán định kỳ và gần như giữ ổn định và không thay đổi trong một thời gian nhất định.

Về chi phí cố định bao gồm:

  • Tiền thuê mặt bằng: Khoản tiền thuê văn phòng, nhà xưởng hay mặt bằng sản xuất.
  • Lương quản lý và nhân viên chính thức: Lương của các nhân viên quản lý hoặc nhân viên văn phòng không phụ thuộc vào sản lượng.
  • Khấu hao tài sản cố định: Chi phí phân bổ cho việc sử dụng các tài sản cố định như máy móc, thiết bị.
  • Chi phí bảo hiểm: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm hoặc bảo hiểm khác mà doanh nghiệp phải trả định kỳ.

1.2 Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là các khoản chi phí mà thay đổi tỷ lệ thuận với mức sản xuất hoặc doanh thu của doanh nghiệp. Nghĩa là, khi sản lượng sản xuất hoặc doanh thu tăng lên, chi phí biến đổi cũng tăng theo, và khi sản lượng hoặc doanh thu giảm, chi phí biến đổi sẽ giảm theo. 

Về chi phí biến đổi bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí mua nguyên liệu, phụ liệu, và các vật tư trực tiếp liên quan đến sản phẩm được sản xuất.
  • Chi phí lao động trực tiếp: Lương hoặc tiền công trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, thường được tính theo sản lượng hoặc số giờ làm việc.
  • Chi phí năng lượng: Chi phí điện, nước, và các loại năng lượng khác sử dụng trong sản xuất, thường tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của máy móc và thiết bị.
  • Chi phí vận chuyển và đóng gói: Chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa và đóng gói sản phẩm để phân phối ra thị trường.

2. Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí cố định Chi phí biến đổi
Định nghĩa Chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí thay đổi trực tiếp tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất.
Ví dụ Tiền thuê nhà xưởng, tiền lương nhân viên quản lý, khấu hao máy móc, tiền bảo hiểm… Nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương nhân công trực tiếp, nhiên liệu, bao bì…
Ảnh hưởng đến sản xuất Không thay đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm. Tăng khi sản lượng tăng và giảm khi sản lượng giảm.
Khả năng kiểm soát Khó kiểm soát trong ngắn hạn. Có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh sản lượng.
Tính chất Chi phí bắt buộc phải trả, dù có sản xuất hay không. Chi phí phát sinh trực tiếp cho từng sản phẩm.
Liên quan đến tồn kho Không được tính vào giá thành sản phẩm tồn kho. Được tính vào giá thành sản phẩm tồn kho.

3. Công thức tính chi phí cố định và chi phí biến đổi

Công thức tính chi phí biến đổi

Tổng biến phí = Tổng số sản phẩm đầu ra x Chi phí biến đổi của mỗi đơn vị

Từ đó có thể suy ra chi phí biến đổi của mỗi đơn vị là thương số giữa tổng biến phí và số sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Mở rộng ra với doanh nghiệp có nhiều khoản biến phí thay đổi liên tục thì có thể tính bằng biến phí của mỗi đơn vị thông qua cách tính trung bình tương đối.

Biến phí với mỗi đơn vị = Hiệu biến các biến phí vào các thời gian/Hiệu số lượng sản phẩm

Ví dụ: Một công ty sản xuất bánh mì, trong tháng 1, công ty sản xuất được 10.000 ổ bánh mì và chi phí biến đổi tổng cộng là 20.000.000 đồng. Sang tháng 2, công ty tăng sản lượng lên 12.000 ổ bánh mì và chi phí biến đổi tăng lên 24.000.000 đồng.

Tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị bánh mì:

 Tính riêng cho từng tháng

  • Tháng 1: Chi phí biến đổi/ổ bánh mì = 20.000.000 đồng / 10.000 ổ = 2.000 đồng/ổ
  • Tháng 2: Chi phí biến đổi/ổ bánh mì = 24.000.000 đồng / 12.000 ổ = 2.000 đồng/ổ

Tính trung bình cho cả hai tháng

  • Hiệu biến phí = 24.000.000 đồng – 20.000.000 đồng = 4.000.000 đồng
  • Hiệu số lượng sản phẩm = 12.000 ổ – 10.000 ổ = 2.000 ổ
  • Chi phí biến đổi/ổ bánh mì = 4.000.000 đồng / 2.000 ổ = 2.000 đồng/ổ

Công thức tính chi phí cố định  

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động cao nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động cao nhất)

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo công thức tính định phí khác như sau:

Chi phí cố định = Mức phí hoạt động thấp nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động thấp nhất)

Ví dụ: Tổng chi phí cao nhất của doanh nghiệp trong năm hoạt động là 700 triệu với 300 sản phẩm. Còn tổng chi phí thấp nhất của doanh nghiệp trong năm là 100 sản phẩm với số tiền 250 triệu đồng. Từ đó dựa trên 2 công thức kể trên thì chúng ta có thể xác định là:

  • Chi phí biến đổi với một đơn vị = (700 – 250)/(300-100) = 2,25 triệu đồng
  • Chi phí cố định dựa trên mức hoạt động cao nhất = 700 – 2,25 x 300 = 25 triệu đồng
  • Chi phí cố định dựa trên mức hoạt động thấp nhất = 250 – 2,25 x 100 = 25 triệu đồng

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cố định và chi phí biến đổi

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cố định

  • Quy mô hoạt động: Mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất ảnh hưởng đến chi phí như thuê nhà xưởng và lương quản lý.
  • Tài chính và đầu tư: Đầu tư vào thiết bị và cơ sở hạ tầng làm tăng chi phí cố định.
  • Hợp đồng thuê mướn: Thay đổi hợp đồng thuê có thể làm thay đổi chi phí cố định.
  • Khấu hao và bảo trì: Khấu hao tài sản cố định là một phần của chi phí cố định.
  • Lương quản lý: Lương cho các vị trí quản lý cũng là chi phí cố định.

Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi

  • Khối lượng sản xuất: Chi phí biến đổi thay đổi theo sản lượng sản xuất.
  • Giá nguyên vật liệu: Biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí biến đổi.
  • Hiệu suất sản xuất: Năng suất lao động ảnh hưởng đến chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.
  • Công nghệ: Đổi mới công nghệ có thể thay đổi chi phí biến đổi.
  • Chi phí lao động trực tiếp: Tiền lương theo sản phẩm thay đổi với khối lượng sản xuất.
  • Vận chuyển và lưu kho: Chi phí vận chuyển và lưu kho thay đổi theo khối lượng hàng hóa.

5. Giải pháp tối ưu chi phí cố định và chi phí biến đổi

– Tối ưu hóa tài sản và quy trình: Sử dụng tài sản hiệu quả, tự động hóa quy trình và tối ưu hóa quản lý để giảm chi phí cố định.

– Đàm phán hợp đồng và nhà cung cấp: Thương lượng các điều khoản thuê mướn linh hoạt và giá nguyên vật liệu hợp lý.

– Quản lý nguyên vật liệu và tồn kho: Giảm lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu hóa quản lý tồn kho để tiết kiệm chi phí biến đổi.

– Tăng cường hiệu suất và linh hoạt: Đầu tư vào đào tạo, cải tiến sản xuất, và điều chỉnh quy mô sản xuất theo nhu cầu.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày nay, việc phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý chi phí và ra quyết định chiến lược. Sự hiểu biết sâu sắc về hai loại chi phí này giúp doanh nghiệp xác định được nguồn lực cần thiết. Hy vọng với những thông tin Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929