Mức lương cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống tiền lương của Việt Nam. Mức lương này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hàng triệu người lao động, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người làm việc trong các đơn vị kinh tế. Bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về khái niệm và thông tin hữu ích về mức lương cơ sở mới nhất hiện nay nhé
1. Mức lương cơ sở là gì? Đối tượng áp dụng nhận mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương của cán bộ, công chức, viên chức,… trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Ngoài ra, lương cơ sở còn dùng để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;…
(Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Mức lương cơ sở là mức lương thấp nhất được sử dụng để tính lương cho các đối tượng sau:
Cán bộ, công chức, viên chức: Bao gồm cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. Mức lương cơ sở được sử dụng để tính lương hưu, trợ cấp thôi việc, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp tuất, phụ cấp thâm niên nghề nghiệp,…
Lực lượng vũ trang: Bao gồm quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân thời hạn, học viên, sinh viên các trường quân sự, công an nhân dân. Mức lương cơ sở được sử dụng để tính lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi khác cho lực lượng vũ trang.
Người hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP: Bao gồm người làm việc trong các đơn vị kinh tế nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức phi lợi nhuận,… Mức lương cơ sở được sử dụng để tính lương tối thiểu, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
2. Mức lương cơ sở mới nhất hiện nay
Lương cơ sở 2024 là 1,8 triệu đồng (áp dụng từ 01/7/2023)
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Và từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023 gồm:
+ Từ ngày 01/01/2023 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;
+ Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
3. Thời hạn áp dụng mức lương cơ sở mới nhất hiện nay
Dự kiến sẽ thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024. Trong đó, nội dung nổi bật của Nghị quyết 27 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng sẽ được áp dụng đến khi thực hiện chế độ tiền lương mới (dự kiến là ngày 01/7/2024).
4. Tiền lương công chức tính theo lương cơ sở như thế nào?
Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Chẳng hạn, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.
Nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng thì tiền lương công chức loại A1 là 4,212 triệu đồng/tháng.
5. Mức tăng lương cơ sở của công chức qua các năm
Năm |
Mức lương cơ sở (VNĐ/tháng)
|
2000 | 180.000 |
2001 | 210.000 |
2002 | 240.000 |
2003 | 270.000 |
2004 | 320.000 |
2005 | 370.000 |
2006 | 420.000 |
2007 | 510.000 |
2008 | 650.000 |
2009 | 730.000 |
2010 | 790.000 |
2011 | 830.000 |
2012 | 1.150.000 |
2013 | 1.210.000 |
2014 | 1.300.000 |
2015 | 1.390.000 |
2016 | 1.490.000 |
2017 | 1.600.000 |
2018 | 1.700.000 |
2019 | 1.800.000 |
2020 | 1.800.000 |
2021 | 1.800.000 |
2022 | 1.800.000 |
2023 | 1.800.000 |
6. Một số câu hỏi thường gặp về mức lương cơ sở
Lương cơ sở khác lương tối thiểu vùng?
Trong khi lương cơ sở dùng để tính tiền lương công chức và các khoản phụ cấp khác thì lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.
Còn mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Một số khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các loại phụ cấp theo lương cơ sở bao gồm:
– Phụ cấp độc hại.
Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.
Theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại gồm 04 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
– Phụ cấp khu vực.
Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
– Phụ cấp lưu động.
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Ngoài việc dùng để tính lương công chức, viên chức thì mức lương cơ sở còn dùng để tính các khoản sinh hoạt phí, hoạt động phí, xác định khoản tiền đóng BHXH bắt buộc tối đa,…
Lộ trình cải cách tiền lương với công chức theo Nghị quyết 27
Theo Nghị quyết 27, ban đầu dự kiến lộ trình cải cách tiền lương với công chức như sau:
– Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
– Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
– Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
– Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
– Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên chưa thực hiện cải cách tiền lương với công chức được.
Ngày 9/10/2022, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Hiện, các cơ quan đang đề xuất phưng án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện nay là 1,49 triệu đồng, tăng khoảng 20,8%), thời gian dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.