Bạn đang gặp khó khăn trong việc lập hợp đồng và cần mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng? Bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin mẫu hợp đồng và hướng dẫn cách điền cũng như lưu ý khi làm hợp đồng.hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng mới nhất 2024
Thực chất, nội dung cũng như hình thức của mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng hay mẫu hợp đồng thuê nhà làm trụ sở công ty hoặc cách gọi khác là mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng công ty đều theo quy định của Bộ luật dân sự và theo mẫu hợp đồng thuê nhà chung.
>>>>>> Tải về: Mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng mới nhất 2024
Cụ thể:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ LÀM VĂN PHÒNG
(Số:……/HĐTNVP)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên;
Hôm nay, ngày tháng năm tại địa chỉ …………,
Chúng tôi gồm có:
- BÊN CHO THUÊ (BÊN A)
Ông/bà: Năm sinh:
CMND số: Ngày cấp: Nơi cấp:
Địa chỉ:
Điện thoại:
- BÊN THUÊ (BÊN B)
Ông/bà: Năm sinh:
CMND số: Ngày cấp: Nơi cấp:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Hai bên cùng thoả thuận ký hợp đồng thuê nhà với các điều khoản sau đây:
2. Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
Điền đầy đủ thông tin về thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng.
Hai bên cung cấp đủ thông tin cá nhân theo mẫu và điền chính xác vào hợp đồng.
Hai bên thoả thuận về thời hạn thuê nhà, giá thuê nhà, thời điểm bàn giao nhà, phương thức thanh toán sau đó điền đầy đủ các thông tin trên vào mẫu.
Nếu có phát sinh thêm các nội dung khác phải thoả thuận cụ thể, không trái quy định pháp luật và bổ sung cụ thể vào mẫu.
Sau khi hoàn thành, hai bên giao kết hợp đồng phải ký và ghi rõ họ tên vào mẫu hợp đồng.
3. Quy định về hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
3.1 Chủ thể hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
Chủ thể của hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: bên thuê và bên cho thuê.
Đối với cá nhân là chủ thể của hợp đồng thuê nhà phải thỏa mãn các điều kiện là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không mất năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể tự mình xác lập và thực hiện hợp đồng nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể của hợp đồng thuê nhà thì hợp đồng thuê nhà phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân.
Ngoài các điều kiện chung về chủ thể khi tham gia hợp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ thể tham gia vào hợp đồng thuê nhà làm văn phòng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điều 119 Luật Nhà ở 2014:
Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Như vậy, để được tham gia vào hợp đồng thuê nhà làm văn phòng các chủ thể phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng như phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại luật Nhà ở 2014.
3.2 Nội dung hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
Các bên tham gia hợp đồng thuê nhà làm văn phòng có thể tự do thỏa thuận các điều khoản được ghi trong hợp đồng miễn sao các thỏa thuận đó phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong hợp đồng cần phải có một vài các điều khoản cơ bản sau:
Thông tin của các bên như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú của bên cho thuê và bên thuê.
Đối tượng của hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
Giá thuê trong hợp đồng thuê nhà
Thời hạn thuê
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp thuê
Phương thức giải quyết tranh chấp.
Cam đoan của các bên.
Các thỏa thuận khác…
3.3 Hình thức hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
Hình thức của hợp đồng thuê nhà làm văn phòng theo quy định tại điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì phải được lập thành văn bản:
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Cam kết của các bên;
Các thỏa thuận khác;
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà làm văn phòng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
4. Một số câu hỏi thêm về mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng
Mẫu hợp đồng có phù hợp với tất cả các trường hợp cho thuê nhà làm văn phòng không?
Mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng là một tài liệu tham khảo chung, có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng mỗi trường hợp cụ thể có thể có những đặc điểm riêng, cần được điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể trước khi sử dụng mẫu hợp đồng.
Những điều khoản quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng?
Dưới đây là một số điều khoản quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng:
Thông tin về bên cho thuê và bên thuê: Bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, email,…
Thông tin về nhà cho thuê: Bao gồm địa chỉ, diện tích, giá thuê, thời hạn thuê,…
Các khoản phí và thanh toán: Bao gồm tiền đặt cọc, tiền thuê nhà, tiền điện nước, phí quản lý,…
Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên: Bao gồm quyền sử dụng nhà, trách nhiệm sửa chữa, bảo trì,…
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Bao gồm vi phạm hợp đồng, phá sản,…
Cách thức giải quyết tranh chấp: Bao gồm thương lượng, hòa giải, tố tụng tại tòa án,…
Các lưu ý khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng?
Cần đọc kỹ tất cả các điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết.
Nên yêu cầu bên cho thuê cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến nhà cho thuê như sổ đỏ, giấy phép xây dựng,…
Nên ký kết hợp đồng tại văn phòng công chứng để đảm bảo tính hợp pháp.
Nên lưu giữ hợp đồng cẩn thận để sử dụng khi cần thiết.
Tôi có thể tìm kiếm mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng ở đâu?
Bạn có thể tìm kiếm mẫu hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng ở các nguồn sau:
Các trang web của các công ty luật
Các trang web cung cấp dịch vụ pháp lý
Các trang web bất động sản
Các sách báo về luật
Tôi có cần thuê luật sư để soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng không?
Việc thuê luật sư để soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà làm văn phòng là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn không am hiểu về luật pháp hoặc muốn đảm bảo tính an toàn cho hợp đồng, bạn nên thuê luật sư để được tư vấn và hỗ trợ.
Hợp đồng thuê nhà làm văn phòng có cần công chứng không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 hợp đồng thuê nhà làm văn phòng không cần công chứng. Trừ trường hợp hai bên có nhu cầu.
Như vậy, pháp luật không yêu cầu các bên trong hợp đồng phải công chứng hợp đồng.
Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lý cho cả 2 bên thì nên công chứng hợp đồng thuê nhà làm văn phòng.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về hợp đồng thuê nhà làm văn phòng theo quy định của pháp luật hiện hành.Hy vọng những thông tin trên giúp bạn dễ dàng thực hiện thủ tục cho thuê nhà làm văn phòng nhé.