Cách hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng

Hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng là việc làm vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, tuân thủ pháp luật và nâng cao uy tín của nhà hàng. Hãy cùng ACC tìm hiểu về quy trình hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng qua bài viết dưới đây nhé!

Cách hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng
Cách hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng

1. Công việc của kế toán dịch vụ nhà hàng

Kế toán dịch vụ nhà hàng là người chịu trách nhiệm ghi chép, theo dõi và tổng hợp các hoạt động tài chính của nhà hàng, bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… nhằm đảm bảo hoạt động tài chính hiệu quả và tuân thủ pháp luật. 

Các công việc chính của họ bao gồm:

– Hạch toán thu chi: Ghi chép và theo dõi các khoản thu chi của nhà hàng, lập các báo cáo tài chính theo định kỳ (tháng, quý, năm) để phản ánh tình hình tài chính của nhà hàng. Kiểm tra hóa đơn, chứng từ thu chi, nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật.

– Quản lý kho hàng: Kiểm tra số lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho, cập nhật số dư tồn kho định kỳ, lập báo cáo tồn kho theo định kỳ.

– Thanh toán tiền lương cho nhân viên: Lập bảng lương cho nhân viên theo quy định của nhà hàng, thanh toán lương cho nhân viên đúng hạn.

2. Hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng

2.1. Hạch toán Hóa đơn Đầu vào

Khi xử lý hóa đơn đầu vào, kế toán cần dựa vào từng loại hóa đơn cụ thể để thực hiện hạch toán chính xác theo doanh thu của nhà hàng:

– Hóa đơn xuất kho nguyên vật liệu:

  • Nợ TK 154: Nguyên liệu tồn kho
  • Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu
  • Có TK 152: Nguyên vật liệu đã xuất kho

– Hóa đơn chi trả lương nhân viên:

  • Nợ TK 154: Chi phí nguyên liệu
  • Nợ TK 622: Chi phí nhân viên
  • Có TK 134: Phải trả lương nhân viên

– Hóa đơn chi phí phân bổ công cụ dụng cụ:

  • Nợ TK 154: Chi phí nguyên liệu
  • Nợ TK 6273: Chi phí khác
  • Có TK 142: Công cụ dụng cụ (trong thời gian phân bổ dưới 12 tháng)
  • Có TK 242: Công cụ dụng cụ (trong thời gian phân bổ trên 12 tháng)

– Hóa đơn chi phí khấu hao tài sản cố định:

  • Nợ TK 154: Chi phí nguyên liệu
  • Nợ TK 6274: Chi phí khấu hao
  • Có TK 214: Tài sản cố định

– Hóa đơn nhập kho thành phẩm (món ăn):

  • Nợ TK 155: Thành phẩm
  • Có TK 154: Nguyên liệu đã xuất

– Hóa đơn xuất kho thành phẩm:

+ Giá vốn:

  • Nợ TK 155: Thành phẩm
  • Có TK 154: Nguyên liệu đã xuất

+ Doanh thu:

  • Nợ TK 111, 131: Tiền mặt, phải thu
  • Có TK 5112: Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

2.2. Hạch toán Hóa đơn Đầu ra

Khi xử lý hóa đơn đầu ra, kế toán cần phân loại rõ ràng từng loại hóa đơn để thực hiện hạch toán đúng đắn:

– Hóa đơn nguyên vật liệu (rau củ, thịt, cá, trứng, gia vị…):

  • Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào
  • Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, ngân hàng, hoặc phải trả

– Hóa đơn công cụ dụng cụ (tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện…):

  • Nợ TK 142: Công cụ dụng cụ (nếu phân bổ dưới 12 tháng)
  • Nợ TK 242: Công cụ dụng cụ (nếu phân bổ trên 12 tháng)
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào
  • Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, ngân hàng, hoặc phải trả

Sau đó, mỗi tháng thực hiện phân bổ chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí món ăn dưới dạng nguyên vật liệu trực tiếp.

– Hóa đơn tài sản cố định (giá trị từ 30 triệu đồng trở lên):

  • Nợ TK 211: Tài sản cố định
  • Nợ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào
  • Có TK 331: Phải trả cho người bán

Hàng tháng, thực hiện trích khấu hao chi phí tài sản cố định vào chi phí.

– Hóa đơn chi phí gas và các chi phí khác:

  • Nợ TK 154: Chi phí nguyên liệu
  • Nợ TK 6277: Chi phí chế biến món ăn
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
  • Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, ngân hàng, hoặc phải trả

– Hóa đơn mua hàng tại siêu thị: Nhân viên kế toán nên căn cứ vào bảng kê chi tiết để hạch toán hóa đơn đầu vào theo từng loại cho chính xác.

3. Sử dụng kế toán dịch vụ nhà hàng uy tín, chuyên nghiệp tại ACC

Sử dụng kế toán dịch vụ nhà hàng uy tín, chuyên nghiệp tại ACC

Tại ACC, chúng tôi tự hào cung cấp cho khách hàng về kế toán dịch vụ khách sạn và nhà hàng uy tín và chuyên nghiệp, giúp khách hàng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Đội ngũ kế toán viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi cam kết mang đến các giải pháp kế toán phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng nhà hàng, từ việc quản lý chi phí đến tối ưu hóa doanh thu. 

Những lợi ích của dịch vụ kế toán dịch vụ nhà hàng tại ACC:

  • Tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu quả kinh doanh: Dịch vụ kế toán giúp nhà hàng phân tích chi phí, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý về giá cả và chi tiêu, giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Tuân thủ pháp luật và giảm rủi ro thuế: Với dịch vụ kế toán thuế trọn gói, chúng tôi đảm bảo rằng nhà hàng của bạn luôn tuân thủ các quy định pháp luật và tránh các rủi ro về thuế, giúp bạn tập trung vào việc kinh doanh.
  • Quản lý thông tin tài chính chính xác: Bằng việc áp dụng các phương pháp kế toán dịch vụ nhà hàng hiệu quả, chúng tôi cung cấp báo cáo tài chính minh bạch, giúp nhà hàng theo dõi hiệu suất và đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn.

Để tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ kế toán tại ACC, quý khách vui lòng liên hệ:

4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến kế toán dịch vụ nhà hàng

Phần mềm kế toán nào phù hợp cho doanh nghiệp nhà hàng?

Có rất nhiều phần mềm kế toán trên thị trường hiện nay, do đó việc lựa chọn phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp nhà hàng là điều không đơn giản. Khi lựa chọn phần mềm kế toán doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn phần mềm phù hợp với ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp,…

Doanh nghiệp nhà hàng có thể áp dụng các biện pháp nào để tiết kiệm chi phí sản xuất dịch vụ?

Doanh nghiệp nhà hàng cần thường xuyên theo dõi, phân tích chi phí sản xuất dịch vụ để có thể đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất dịch vụ như quản lý nguyên liệu hiệu quả, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí hao mòn tài sản cố định.

Rủi ro nào có thể xảy ra trong việc hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng?

Một số rủi ro thường gặp trog việc hạch toán như: Rủi ro sai sót trong việc hạch toán doanh thu, rủi ro sai sót trong việc hạch toán chi phí, rủi ro vi phạm quy định về thuế, rủi ro do sử dụng phần mềm kế toán không phù hợp

Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn biết được cách hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với  Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *