Việc hạch toán chính xác, đầy đủ sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý, theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính và lập báo cáo tài chính. Qua bài viết này ACC sẽ hướng dẫn hạch toán kế toán dịch vụ khách sạn cho doanh nghiệp, hãy cùng tham khảo nhé!
1. Kế toán dịch vụ khách sạn có nhiệm vụ gì?
Kế toán dịch vụ khách sạn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách sạn hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật. Họ có những nhiệm vụ chính sau:
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ của khách sạn trên hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, kiểm kê, quản lý tài sản cố định, tài sản lưu chuyển của khách sạn. Lập các báo cáo về tình hình sử dụng tài sản.
- Lập các chứng từ thanh toán, theo dõi tình hình thanh toán.
- Hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định.
- Tư vấn về thuế cho khách sạn.
2. Hướng dẫn hạch toán kế toán dịch vụ khách sạn
Dưới đây là cách hạch toán kế toán dịch vụ khách sạn theo hai phương pháp phổ biến: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
2.1. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
– Tập hợp chi phí Tài khoản 621 (Chi phí nguyên vật liệu):
Ghi nhận chi phí mua nguyên vật liệu: Kế toán căn cứ vào hóa đơn mua vào để hạch toán vào các tài khoản liên quan:
- Nợ TK 152, 156 (Nguyên liệu, hàng hóa)
- Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
- Có TK 331, 111, 112 (Tài khoản phải trả, tiền mặt, tiền gửi)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi xuất hóa đơn bán hàng, kế toán ghi nhận:
- Nợ TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu)
- Có TK 152, 111, 112 (Nguyên liệu, hàng hóa)
Cuối kỳ: Kết chuyển vào TK 154, ghi:
- Nợ TK 154 (Giá thành sản xuất)
- Nợ TK 632 (Chi phí nguyên vật liệu vượt mức bình thường)
- Có TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Lưu ý: Nếu chi phí không có chứng từ, kế toán lập bảng kê theo mẫu quy định và chứng minh tính hợp lệ của các khoản chi.
– Tập hợp chi phí Tài khoản 622 (Chi phí nhân công)
Chi phí nhân công: Ghi nhận chi phí cho nhân viên như đầu bếp, phụ bếp:
- Nợ TK 622
- Có TK 334 (Phải trả cho người lao động)
Kết chuyển chi phí: Khi tập hợp giá thành dịch vụ, ghi:
- Nợ TK 154 (Giá thành sản xuất)
- Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)
- Có TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)
– Tập hợp chi phí Tài khoản 627 (Chi phí sản xuất chung)
Chi phí sản xuất chung: Ghi nhận chi phí thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định, v.v.:
- Nợ TK 627
- Nợ TK 133 (Nếu có)
- Có TK 331, 111, 112 (Tài khoản phải trả, tiền mặt)
Cuối kỳ ghi:
- Nợ TK 154 (Giá thành sản xuất)
- Nợ TK 632 (Chi phí sản xuất chung không phân bổ)
- Có TK 627 (Chi phí sản xuất chung)
– Hạch toán Tài khoản 154 (Giá thành sản xuất)
Tập hợp giá thành:
- Nợ TK 154
- Có TK 621, 622, 627
Xuất hóa đơn cho bên mua:
- Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)
- Có TK 154
Dịch vụ tiêu dùng nội bộ:
- Nợ TK 641, 642
- Có TK 154
2.2. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
– Hạch toán Tài khoản 611 (Chi phí mua hàng)
Kết chuyển trị giá NVL, CCDC đầu kỳ:
- Nợ TK 611: Mua hàng
- Có TK 152 (Nguyên liệu)
- Có TK 153 (Tài sản cố định)
Khi mua NVL, CCDC: Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
- Nợ TK 611 (Giá chưa có thuế GTGT)
- Nợ TK 133 (Thuế GTGT)
- Có TK 331 (Phải trả cho người bán)
Xuất NVL, CCDC: Ghi vào các TK chi phí:
- Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642
- Có TK 611
Kết chuyển trị giá tồn kho cuối kỳ:
- Nợ TK 152, 153
- Có TK 611
– Hạch toán Tài khoản 631 (Chi phí sản xuất)
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh đầu kỳ:
- Nợ TK 631
- Có TK 154
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành:
- Nợ TK 631
- Nợ TK 632 (Phần vượt mức bình thường)
- Có TK 621
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
- Nợ TK 631
- Nợ TK 632
- Có TK 622
Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
- Nợ TK 631
- Nợ TK 632
- Có TK 627
Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang:
- Nợ TK 154
- Có TK 631
Giá thành dịch vụ hoàn thành:
- Nợ TK 632
- Có TK 631
Dịch vụ tiêu dùng nội bộ:
- Nợ TK 641, 642
- Có TK 631
3. Lưu ý về kế toán dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống và khách sạn
Doanh thu
Doanh thu của khách sạn chủ yếu đến từ dịch vụ lưu trú, cho thuê phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, khách sạn còn cung cấp một số dịch vụ khác đi kèm như giặt ủi, bán hàng lưu niệm, và có thể bao gồm các gói du lịch.
Để quản lý và ghi nhận doanh thu một cách chính xác, kế toán cần phải xác định rõ các dịch vụ mà khách sạn cung cấp.
Khi khách sạn tổ chức các tour du lịch, kế toán cần phân biệt giữa hai loại tour: tour do chính khách sạn tổ chức và tour bán hộ từ các công ty du lịch.
Nếu tour thuộc sở hữu của khách sạn, kế toán sẽ phải hạch toán doanh thu và ghi nhận giá vốn liên quan đến tour đó. Cụ thể, khi ghi nhận doanh thu từ tour, sẽ thực hiện hạch toán như sau:
Hạch toán khi thu tiền tour của khách:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 3388
Xác định số hoa hồng được hưởng từ tour bán hộ công ty du lịch:
- Nợ TK 3388
- Có TK 5111: Hoa hồng được hưởng
- Có TK 3331: Thuế GTGT trên hoa hồng được hưởng
- Có TK 111, 112: Số tiền thực trả cho công ty du lịch sau khi đã trừ hoa hồng được hưởng
Tại đây, kế toán chi phí và giá thành dịch vụ tour sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi nhuận của khách sạn từ các gói tour mà họ cung cấp. Việc quản lý chính xác các chi phí và giá thành liên quan đến dịch vụ này sẽ giúp khách sạn tối ưu hóa lợi nhuận.
Nước uống ngoài tiêu chuẩn
Thông thường, mỗi phòng khách sạn sẽ được cung cấp miễn phí một chai nước cho mỗi khách mỗi ngày (nước uống trong tiêu chuẩn đã được tính trong giá cho thuê phòng).
Tuy nhiên, nếu khách hàng yêu cầu thêm nước uống và có thu phí, kế toán sẽ thực hiện hạch toán doanh thu và giá vốn của phần thu thêm này như sau:
Hạch toán doanh thu:
- Nợ TK 111, 112
- Có TK 511
- Có TK 3331
Giá vốn của nước thu thêm:
- Nợ TK 632
- Có TK 156
4. Thuê kế toán dịch vụ khách sạn tại ACC
Tại ACC, chúng tôi cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp dành riêng cho kế toán dịch vụ nhà hàng và khách sạn, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này quản lý tài chính hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Những điểm mạnh của dịch vụ kế toán khách sạn tại ACC:
- Đội ngũ kế toán viên của ACC có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành khách sạn, am hiểu các quy định, chuẩn mực kế toán cũng như những đặc thù riêng của ngành. Chúng tôi có khả năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách chính xác và hiệu quả nhất.
- Công ty cung cấp các gói dịch vụ kế toán giá rẻ, linh hoạt, có thể tùy chỉnh phù hợp với quy mô và yêu cầu riêng của từng khách sạn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong mọi nghiệp vụ kế toán.
- ACC áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào quy trình kế toán, giúp tự động hóa nhiều công việc, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất làm việc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ kế toán tại ACC, vui lòng liên hệ:
- Công ty TNHH Kế toán Kiểm toán Thuế ACC
- Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.
- Email: info.acc.net.vn@gmail.com
- Website: Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC
5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến kế toán dịch vụ khách sạn
Công thức xác định giá thành dịch vụ còn tồn kho?
Giá thành dịch vụ còn tồn kho = giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị hàng mua vào trong kỳ – đi giá trị hàng bán ra trong kỳ.
Phân biệt kế toán dịch vụ khách sạn với các loại hình kế toán khác?
Kế toán dịch vụ khách sạn có những đặc điểm riêng biệt so với các loại hình kế toán khác, cụ thể như: Đối tượng hạch toán, hoạt động kinh doanh, đặc thù chi phí, phương pháp hạch toán.
Làm thế nào để hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ?
Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ được hạch toán bằng cách so sánh doanh thu dịch vụ với giá thành dịch vụ cung cấp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn nắm được cách hạch toán kế toán dịch vụ khách sạn. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng.