Nắm vững nguyên lý kế toán là nền tảng thiết yếu cho bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Đề cương nguyên lý kế toán đóng vai trò là kim chỉ nam, giúp người học hiểu rõ bản chất, đặc điểm và vai trò quan trọng của các nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động kế toán. ACC đã tổng hợp tất cả các kiến thức về nguyên lý kế toán để đưa ra một đề cương nguyên lý kế toán chi tiết nhất 2024, mời bạn tham khảo nhé !
1.Giới thiệu về nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán là những quy tắc, chuẩn mực cơ bản nhất chi phối hoạt động kế toán, đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khách quan và trung thực của thông tin tài chính. Nguyên lý kế toán là nền tảng cho việc xây dựng hệ thống phương pháp và kỹ thuật kế toán.
2. Đề cương nguyên lý kế toán chi tiết nhất 2024
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
1.
Hạch toán : Những hoạt động quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép của con
người đối với các hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình tái sản xuất xã hội
nhằm thu nhận, cung cấp những thông tin về quá trình đó phục vụ cho công
tác kiểm tra, công tác chỉ đạo các hoạt động kinh tế, đảm bảo cho quá trình tái
sản xuất và đời sống xã hội gọi là hạch toán.
Có 3 loại hạch toán chủ yếu : Hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê, hạch toán
kế toán
2.
Kế toán tổng hợp là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng tổng hợp và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Kế toán chi tiết là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng chi tiết hơn và biểu hiện dưới các hình thái tiền tệ, hiện vật và lao động.
3.
- Kế toán tài chính là loại hình kế toán liên quan chủ yếu đến việc cung cấp thông tin kế toán cho những đối tượng bên ngoài đơn vị kế toán nhằm trợ giúp họ trong việc ra các quyết định liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của đơn vị kế toán.
- Kế toán quản trị là loại hình kế toán liên quan đến việc cung cấp thông tin tài chính và những thông tin khác cho toàn bộ các mức độ quản lý khác nhau trong một đơn vị kế toán nhằm trợ giúp cho những nhà quản lý, điều hành thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm soát và ra các quyết định liên quan. Kế toán quản trị được sử dụng như là một công cụ trong quản lý ở tất cả các đơn vị kế toán.
4.
Đơn vị kế toán: Là đơn vị kinh tế có tài sản riêng, chịu trách nhiệm sử dụng và kiểm soát tài sản đó và phải lập báo cáo kế toán.
Nội dung của khái niệm đơn vị kế toán:
- Trong quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán phải có sự
- tách biệt giữa các đơn vị kế toán
- Trong quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán, cần phải có
- sự tách biệt giữa các đơn vị kế toán và giữa đơn vị kế toán với các bên liên quan.
- Thước đo tiền tệ: Là thước đo sử dụng để đo lường các đối tượng quản lý kinh tế
- dưới dạng giá trị
Nội dung của khái niệm thước đo tiền tệ:
- Các đối tượng kế toán và những giao dịch ảnh hưởng đến chúng phải được
- kế toán đo lường bằng thước đo giá trị
- Đồng tiền được kế toán sử dụng trong đo lường được gọi là đồng tiền kế
- toán
- Các sự kiện và giao dịch có thể phát sinh bằng nội tệ hoặc ngoại tệ….
Kỳ kế toán : là khoảng thời gian kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế – tài chính của đơn vị xảy ra trong khoảng thời gian đó. Khái niệm kỳ kế toán liên quan đến tính hoạt động liên tục của đơn vị kế toán.
Nội dung của khái niệm kỳ kế toán
- Toàn bộ thời gian tồn tại và hoạt động của đơn vị được chia thành nhiều kỳ để kế toán thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin cho từng kỳ (năm, quý, tháng…)
- Độ dài lớn nhất của kỳ kế toán là năm được gọi là niên độ kế toán
5.
- Nguyên tắc kế toán tiền: Nguyên tắc kế toán tiền cho phép kế toán ghi nhận thu nhập và chi phí khi và chỉ khi đơn vị kế toán thu hoặc chi tiền đối với các giao dịch liên quan thu nhập và chi phí.
Ví dụ : một lô hàng được xuất ra để bán trong năm N với tổng giá bán thực tế là 250.000.000 VNĐ, trong đó khách hàng đã trả ngay bằng tiền mặt 200.000.000 VNĐ, còn 50.000.000 VNĐ sẽ trả vào năm N+1. Theo nguyên tắc kế toán tiền, doanh thu năm N của lô hàng này được kế toán ghi nhận là 200.000.000 VNĐ. (doanh thu năm N của lô hàng đã bán là 250.000.000 – nguyên tắc kế toán dồn tích )
- Nguyên tắc kế toán dồn tích: Nguyên tắc kế toán dồn tích cho phép kế toán ghi nhận thu nhập và chi phí khi chúng phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận là thu nhập và chi phí mà không nhất thiết phải gắn với dòng tiền thu hoặc chi.
- Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc phù hợp yêu cầu thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kỳ kế toán nhằm đảm bảo việc xác định kết quả của kỳ kế toán được chính xác và tin cậy.
Ví dụ: một thiết bị sản xuất mua năm N với nguyên giá 100.000.000 VNĐ và được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, với thời gian sử dụng ước tính 5 năm và khấu hao theo phương pháp trực tuyến. Theo nguyên tắc phù hợp, chi phí khấu hao đối với thiết bị này được kế toán ghi nhận cho năm N không phải là 100.000.000 VNĐ mà là 20.000.000 VNĐ.
6.
Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán :
– Nhà quản lý đơn vị
– Chủ sở hữu
– Chủ nợ
– Chính phủ
-Các đối tượng khác:người lao động,tổ chức công đoàn,các tổ chức kiểm toán,
công chúng,….
CHƯƠNG 2 : CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.
Tài sản là nguồn lực do đơn vị kế toán kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Điều kiện ghi nhận tài sản :
– Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy :
- Lượng hóa được bằng tiền
- Ghi nhận một cách tương đối chắc chắn
– Là kết quả hình thành từ nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã xảy ra
– Đơn vị kế toán kiểm soát được
– Tạo ra lợi ích kinh tế cho đơn vị trong tương lai một cách tương đối chắc chắn.
2.
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán.
Điều kiện ghi nhận nợ phải trả :
- Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
- Phải thanh toán bằng nguồn lực của mình một cách tương đối chắc chắn
- Là kết quả hình thành từ giao dịch quá khứ
3.
Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đơn vị kế toán thu được trong kỳ kế toán, được thực hiện từ các hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của đơn vị kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn góp của chủ sở hữu đơn vị kế toán.
Điều kiện ghi nhận thu nhập :
– Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
- Lượng hóa được bằng tiền
- Ghi nhận một cách tương đối chắc chắn
– Đơn vị kế toán thu được lợi ích kinh tế góp phần làm tăng gián tiếp vốn chủ sở hữu.
– Là kết quả hình thành từ giao dịch quá khứ
4.
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho chủ sở
hữu.
Điều kiện ghi nhận chi phí :
– Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
– Giảm lợi ích kinh tế góp phần làm giảm gián tiếp vốn chủ sở hữu, tăng tài sản, tăng chi phí.
– Là kết quả hình thành từ giao dịch quá khứ
6 – 7 – 8 – 9 :
Các nghiệp vụ liên quan :
(1) Tài sản tăng – Tài sản giảm (5) Tài sản giảm – Chi phí tăng
(2) Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng (6) Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm
(3) Tài sản tăng – Thu nhập tăng (7) Nguồn vốn tăng – Chi phí tăng
(4) Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm (8) Nguồn vốn giảm – Thu nhập giảm
Ví dụ :
1.Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt
2.Phát hành cổ phần thu trực tiếp bằng tiền mặt
3.Thu lãi tiền gửi ngân hàng trực tiếp bằng tiền mặt
4.Xuất quỹ tiền mặt trả cổ tức
5.Xuất tiền mặt chi cho quảng cáo sản phẩm trong kỳ
6.Chuyển một phần lợi nhuận chưa phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi
7.Tính lương phải trả cho người lao động trong kỳ
CHƯƠNG 3 : CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN
1.
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp đầu tiên được sử dụng trong hệ thống các phương pháp kế toán, để thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm cơ sở kế toán thực hiện các phương pháp kế toán khác.
2.
Chứng từ gốc là chứng từ kế toán được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, phản ánh trực tiếp và nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế tài chính theo thời gian và địa điểm phát sinh của nó.
Chứng từ tổng hợp là chứng từ kế toán được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu của nhiều chứng từ gốc cùng loại (cùng một nội dung kinh tế), phục vụ việc ghi sổ kế toán được thuận lợi. Chứng từ tổng hợp chỉ có giá trị pháp lý và được sử dụng ghi sổ kế toán khi có đủ chứng từ gốc đính kèm.
3.
Luân chuyển chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra, hoàn chỉnh cần được tổ chức luân chuyển đến các bộ phận, đơn vị, cá nhân liên quan phục vụ việc ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế. Tuỳ theo thời gian và nhu cầu nhận
thông tin phản ánh trên chứng từ của các bộ phận chức năng và các cá nhân có liên quan, mà kế toán trưởng quy định thứ tự, thời gian luân chuyển chứng từ. Luân chuyển chứng từ kế toán có thể theo mô hình: liên tiếp, song song, vừa liên tiếp vừa
song song.
4.
Yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán là những yếu tố bắt buộc mọi chứng từ kế toán phải có, bao gồm:
- Tên gọi chứng từ
- Ngày lập chứng từ và số liệu chứng từ
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính
- Các đơn vị đo lường cần thiết
- Tên,địa chỉ,chữ ký, dấu( nếu có) các đơn vị,bộ phận,cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi trong chứng từ kế toán.
5.
Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán, sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ quá trình thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kinh tế – tài chính ở
đơn vị.
6.
Giá gốc của tài sản là số tiền hoặc khoản tương đương tiền cần thiết mà đơn vị kế toán đã trả, phải trả để có được tài sản, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
Nguyên tắc giá gốc :
Sử dụng giá hợp lý của các khoản tài sản không phải dưới dạng các loại tiền được sử dụng trong quá trình trao đổi, hoặc;
Sử dụng giá hợp lý của tài sản nhận được nếu như loại giá hợp lý này đáng tin cậy hơn.
Giá thị trường là loại giá được thỏa thuận, thống nhất giữa các bên tham gia trao đổi trên thị trường.
Ví dụ: đơn vị kế toán A có tình hình về giá gốc và giá thị trường của tài sản như sau:
Giá gốc Giá thị trường
Đầu tư cổ phiếu ngắn hạn 100.000.000 150.000.000
Hàng hóa 200.000.000 170.000.000
Nhà xưởng 400.000.000 380.000.000
Quyền sử dụng đất 300.000.000 400.000.000
7.
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán sử dụng các tài khoản kế toán để phân loại các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế nhằm ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự biến
động của từng đối tượng kế toán cụ thể.
8.
Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự vận động của đối tượng kế toán cụ thể.
9.
Tài khoản tài sản: Tài khoản tài sản là loại tài khoản mà đối tượng kế toán được nó phản ánh có nội dung kinh tế thuộc tài sản.
Tài khoản nguồn vốn: Tài khoản nguồn vốn là loại tài khoản mà đối tượng kế toán được nó phản ánh có nội dung kinh tế thuộc nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.
Tài khoản quá trình hoạt động: Tài khoản quá trình hoạt động là loại tài khoản mà đối tượng kế toán được nó phản ánh có nội dung kinh tế thuộc quá trình hoạt động.
10.
Định khoản kế toán: Để tránh nhầm lẫn và để thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, khi thực hiện ghi kép kế toán căn cứ vào thông tin đã phản ánh trên chứng từ kế toán để xác định ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản kế toán có liên quan với số tiền cụ thể. Công việc đó được gọi là định khoản kế toán hay còn gọi là lập bút toán kép.
Quá trình định khoản kế toán có thể chia làm ba (03) bước:
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán bị ảnh hưởng và biến động tăng, giảm của từng đối tượng này do tác động của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng phản ánh đối tượng kế toán bị ảnh hưởng trong bước 1.
Bước 3: Xác định ghi vào bên Nợ, bên Có của những tài khoản kế toán có liên quan.
Ví dụ : Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt: 200
11.
Bảng chi tiết số phát sinh là bảng kê đối chiếu số liệu đã ghi chép trên các tài khoản kế toán chi tiết với tài khoản kế toán tổng hợp tương ứng.
Bảng đối chiếu số phát sinh được xây dựng với mục đích kiểm tra, đối chiếu các số liệu đã được ghi chép trên các tài khoản kế toán tổng hợp, đảm bảo tính chính xác của số liệu trước khi lập các báo cáo tài chính.
12.
Phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán là phương pháp kế toán sử dụng các báo cáo kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối của đối tượng kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử
dụng thông tin kế toán.
13.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán tại một thời điểm.
14.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán trong một kỳ kế toán.
CHƯƠNG 4 : SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
1.
Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau, được sử dụng để ghi chép hệ thống hoá thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theo đúng phương pháp kế toán, nhằm cung cấp các thông tin có hệ thống phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
2.
Sổ kế toán tổng hợp: Là loại sổ kế toán được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát phản ánh ở các tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp 1).
Ví dụ : Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên tài khoản kế toán tổng hợp (nên còn gọi là sổ cái tài khoản). Mỗi tài khoản có thể được bố trí mở một quyển sổ riêng hoặc một số trang trong một sổ cái chung của đơn vị và cũng có thể nhiều tài khoản được mở trên cùng trang sổ cái (như Sổ Nhật ký – sổ cái).
Các yếu tố cơ bản của sổ cái thường có là: tên gọi sổ cái tài khoản; ngày, tháng chứng từ; nội dung diễn giải; tài khoản đối ứng; số tiền phát sinh Nợ, Có… Sau đây giới thiệu mẫu một số sổ cái
Sổ kế toán chi tiết: Là loại sổ kế toán mở cho từng đối tượng kế toán chi tiết, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết (tài khoản chi tiết) được phản ánh trên trang sổ kế toán chi tiết đó, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể chi tiết của đơn vị.
Ví dụ : Sổ chi tiết tài khoản hàng tồn kho thì cho biết số dư đầu kỳ (tồn kho), số phát sinh, số dư cuối kỳ (cả số lượng, đơn giá và số tiền) theo đối tượng chi tiết mở sổ (từng mặt hàng);
3.
Sổ kế toán ghi theo thứ tự thời gian: Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ đó hoặc theo trình tự thời gian kế toán nhận được chứng từ phản ánh các nghiệp vụ đó.
Sổ kế toán ghi theo hệ thống: Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng cụ thể (tài khoản) hoặc theo từng chỉ tiêu kinh tế tài chính.
4.
Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán, bao gồm số lượng sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp, hệ thống hoá số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định nhằm cung cấp các số liệu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán.
5.
Đặc điểm của hình thức ghi sổ nhật kí chung : hình thức kế toán này có 2 đặc điểm chủ yếu là (1) mở 1 sổ Nhật ký chung để ghi bút toán hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự thời gian; (2) số liệu ghi vào Sổ cái là căn cứ vào Nhật ký chung để ghi, chứ không phải từ chứng từ gốc.
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn