Phụ cấp ăn trưa là một khoản tiền được công ty chi trả cho nhân viên để hỗ trợ chi phí ăn trưa trong giờ làm việc. Đây là một quyền lợi thiết yếu góp phần nâng cao đời sống và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, ACC sẽ cũng cấp cho bạn khái niệm cơ bản và quy định về mức phụ cấp ăn trưa mới nhất.
1. Phụ cấp ăn trưa là gì?
Phụ cấp ăn trưa là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để chi trả chi phí ăn trưa trong giờ làm việc. Đây là một khoản chi phí được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Có hai loại phụ cấp ăn trưa:
Phụ cấp ăn trưa theo ca: Áp dụng cho người lao động làm việc theo ca, bao gồm ca sáng, ca chiều, ca đêm. Mức phụ cấp ăn trưa theo ca được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Phụ cấp ăn trưa theo ngày: Áp dụng cho người lao động làm việc 8 tiếng/ngày. Mức phụ cấp ăn trưa theo ngày thường thấp hơn so với mức phụ cấp ăn trưa theo ca.
2. Quy định phụ cấp ăn trưa mới nhất
2.1 Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH quy định về hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có ghi nhận về mức chi trả phụ cấp ăn trưa cho người lao động như sau:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.” Như vậy, việc chi trả phụ cấp ăn trưa của người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được chi trả 730.000 đồng/người/tháng.
Căn cứ theo Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH thì việc chi trả chế độ ăn giưa ca sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8 giờ/ngày theo quy định của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi);
- Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
- Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;
- Ngoài những nguyên tắc nêu trên, công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.
2.2 Đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp khác
Bộ luật Lao động qua các năm điều có quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Tiếp tục kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ của “Bộ luật lao động 2019” đến nay Bộ luật Lao động 2019 cũng đã có những ghi nhận về vấn đề phụ cấp, trợ cấp của người lao động tại Điều 103 như sau: “Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.”
Điều đó cũng có nghĩa rằng, đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, chế độ nâng lương, nâng bậc của người lao động được dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của bên người sử dụng lao động. Với quy định này, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này phải thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca hay các loại phụ cấp khác cho người lao động.
Việc nhà làm luật không quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động không có nghĩa rằng các khoản phụ cấp này bị bỏ ngỏ như vậy. Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ và thực hiện một cách tốt nhất việc chi trả các chế độ phúc lợi cho người lao động.
Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu của công việc mà các doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với người lao động về các khoản phụ cấp này và ghi nhận nó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hay quy chế tiền lương của doanh nghiệp.
Như vậy, ở mỗi loại hình doanh nghiệp, các loại phụ cấp, cụ thể là phụ cấp ăn trưa cho người lao động sẽ có sự khác nhau. Cho dù người lao động làm ở đâu thì đây cũng là quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng. Việc chi trả các khoản phụ cấp trong đó có phụ cấp ăn trưa không áp dụng bắt buộc đối với khối doanh nghiệp, công ty tư nhân, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của các khoản phụ cấp này.
3. Phụ cấp ăn trưa có tính thuế TNCN không?
Căn cứ theo khoản 2 điều Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”
Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”
Như vậy: Theo quy định hiện hành, không có quy định giới hạn về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca. Tùy vào điều kiện kinh tế, tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể quy định tự do về mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca này.
Căn cứ theo quy định về phụ cấp tiền ăn ca, ăn trưa ở trên thì doanh nghiệp được lựa chọn 1 trong 2 hình thức:
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp tự tổ chức trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho người lao động thì KHÔNG TÍNH vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà phụ cấp ăn trưa bằng cách chi TIỀN cho người lao động thì mức phụ cấp tiền ăn trưa tối đa để không bị tính vào thu nhập chịu thuế là: 730.000đ/tháng.
Trường hợp khoản phụ cấp tiền ăn nhận được cao hơn mức 730.000đ/tháng thì PHẦN VƯỢT phải tính vào thu nhập chịu thuế (phần tiền vượt sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân).
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A ký hợp đồng lao động 1 năm ở Công ty TinLaw, tháng 1 năm 2021 ông A nhận được các khoản thu nhập như sau:
- Lương theo ngày công làm việc thực tế: 23.000.000
- Phụ cấp ăn trưa: 900.000
Vậy khi xác định thu nhập chịu thuế của ông A trong tháng 1/2021 như sau:
Tổng thu nhập của ông A trong tháng 1/2021 là: 23.000.000 + 900.000 = 23.900.000
Trong số đó tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định được miễn tối đa là 730.000 (vậy là trong số 900.000 ông A nhận được thì chỉ được Miễn 730.000 còn 170.000 phải chịu thuế)
Vậy thu nhập chịu thuế của ông A là: 23.900.000 – 730.000 = 23.170.000
4. Mức phụ cấp ăn trưa trung bình
Mức phụ cấp ăn trưa tối đa:
- Cán bộ, công chức, viên chức: 80.000 đồng/người/ngày (theo Nghị định 146/2020/NĐ-CP).
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nhà nước: 80.000 đồng/người/ngày (theo Nghị định 146/2020/NĐ-CP).
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước: Do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nhưng không được vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
Mức phụ cấp ăn trưa tối thiểu:
Cán bộ, công chức, viên chức: Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Luật Lao động 2019).
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp: Do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định (theo Luật Lao động 2019).
5. Cách tính phụ cấp ăn trưa theo quy định
Phụ cấp ăn trưa theo ca:
Mức phụ cấp: Doanh nghiệp tự quyết định dựa trên điều kiện kinh tế và nhu cầu của người lao động. Cách tính:
Cả ca sáng và ca chiều: Phụ cấp ăn trưa x 2.
Ca sáng hoặc ca chiều: Phụ cấp ăn trưa x 1.
Ca đêm: Phụ cấp ăn trưa x 1.5.
Phụ cấp ăn trưa theo ngày:
Mức phụ cấp: Doanh nghiệp tự quyết định dựa trên điều kiện kinh tế và nhu cầu của người lao động. Cách tính: Phụ cấp ăn trưa x số ngày làm việc trong tháng.
Một số trường hợp đặc biệt:
Người lao động đi công tác: Doanh nghiệp có thể chi trả phụ cấp ăn trưa theo mức quy định tại địa phương nơi công tác. Hoặc, doanh nghiệp có thể thanh toán hóa đơn ăn uống của người lao động.
Người lao động nghỉ ốm, nghỉ phép: Không được hưởng phụ cấp ăn trưa.
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn