0764704929

Kế toán tính giá thành sản phẩm là gì?

Kế toán tính giá thành sản phẩm là quá trình quan trọng trong công tác kế toán, giúp doanh nghiệp có thể tính giá sản phẩm, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Bài viết dưới dây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của kế toán tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tính giá thành sản phẩm là gì?
Kế toán tính giá thành sản phẩm là gì?

1. Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành của sản phẩm là biểu hiện bằng giá trị tiền của tất cả các chi phí lao động và chi phí liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, và dịch vụ đã được hoàn thành trong một kỳ. Điều này bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ, các chi phí từ kỳ trước được chuyển sang, và các chi phí trước đó liên quan đến khối lượng sản phẩm và dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ, tạo nên chỉ số giá thành sản phẩm.

2. Công việc của kế toán tính giá thành sản phẩm

Nhiệm vụ chính của kế toán giá thành là tính toán giá thành sản phẩm và đề xuất các biện pháp khắc phục nhược điểm, đồng thời tận dụng ưu điểm từ các số liệu thu được. Để đạt được mục tiêu này, kế toán giá thành thực hiện các công việc sau:

1. Tính giá thành sản phẩm:

  • Tổng hợp các chi phí sản xuất chung, bao gồm nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, chi phí điện, nước, dịch vụ mua ngoại, tiền lương để xây dựng cơ sở tính giá thành sản phẩm.
  • Dựa trên các chi phí này, tính giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
  • Kiểm soát và quản lý giá thành cho từng sản phẩm và đơn hàng sản xuất.
  • Điều chỉnh giá thành theo biến động của chi phí.

2. Hạch toán các tài khoản kế toán:

  • Hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp được doanh nghiệp chọn lựa.
  • Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang để hạch toán giá thành sản xuất đầy đủ và chính xác.

3. Lập các báo cáo phân tích:

  • Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất (so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch).
  • Xuất báo cáo công việc định kỳ.
  • Báo cáo hoạt động sản xuất, bao gồm nhu cầu nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu, tồn kho theo đơn hàng sản xuất.
  • Báo cáo giá thành theo đơn hàng, sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
  • Báo cáo chi phí sản xuất, bao gồm khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn; tổng hợp và chi tiết tiền lương, chi phí chung, phí.
  • Báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng.

4. Các công việc khác:

  • Theo dõi chi tiết việc nhập và xuất nguyên liệu và sản phẩm hàng ngày, kiểm tra và cập nhật phiếu nhập kho và xuất kho để đảm bảo khớp với đơn đặt hàng đã được duyệt.
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu theo định mức quy định.
  • Hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên có liên quan thực hiện nhiệm vụ về chi phí sản xuất và hàng tồn kho.
  • Phối hợp với bộ phận thu mua để đánh giá giá của nguyên vật liệu và hàng hóa cần mua, đảm bảo kế hoạch điều chỉnh phù hợp và tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Có nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm, bao gồm phương pháp giản đơn (hoặc phương pháp trực tiếp), phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ, phương pháp phân bước, phương pháp định mức, và phương pháp hệ số.

3.1 Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp, hay còn gọi là phương pháp giản đơn, thường được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam do tính đơn giản và phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng hàng hoá ít và sản lượng lớn, chu kỳ ngắn. Công thức tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Các khoản làm giảm chi phí – Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ.

3.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp sản xuất cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Trong đó, sản phẩm phụ không được tính vào giá thành mà được định giá dựa trên mục đích tận thu. Công thức tính của phương pháp này như sau:

Tổng giá thành sản phẩm chính được hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Chi phí sản xuất sản phẩm chính dở dang cuối kỳ.

3.3 Phương pháp phân bước

Phương pháp này được áp dụng khi quá trình sản xuất diễn ra ở nhiều bộ phận, giai đoạn khác nhau. Công thức tính như sau:

Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành của sản phẩm giai đoạn 2 + … + Giá thành sản phẩm giai đoạn N.

Trên đây Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về Kế toán tính giá thành sản phẩm là gì?. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929