Việc thành lập công ty con là một chiến lược phát triển phổ biến của các công ty cổ phần. Thủ tục thành lập công ty con đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện một số bước nhất định. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về quy trình thành lập công ty con của công ty cổ phần.
1. Công ty con của công ty cổ phần là gì?
Công ty con của công ty cổ phần là một công ty được thành lập và chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ (công ty cổ phần). Điều này có nghĩa là công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty con.
2. Hồ sơ thành lập công ty con công ty cổ phần
Hồ sơ thành lập công ty con công ty cổ phần gồm có:
- 03 CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân sao y công chứng không quá 3 tháng của tất cả các cổ đông góp vốn.
- Giấy chứng nhận ĐKDN/quyết định thành lập của tổ chức.
- Điều lệ công ty cổ phần.
- Danh sách cổ đông góp vốn
- CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật (người đại diện theo pháp luật có thể đứng chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc/ Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty).
- Đặc biệt: Quyết định về việc cử người góp vốn quản lý công ty con của Hội đồng quản trị.
- Bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh của công ty mẹ
- Bản sao có công chứng CMND của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý công ty con.
Lưu ý: Người được công ty cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.
3. Thủ tục thành lập công ty con của công ty cổ phần
Thủ tục thành lập công ty con thuộc loại hình công ty cổ phần thực hiện các bước như thế nào? Sau đây, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn thủ tục các bước thành lập công ty con của công ty cổ phần như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty con và hồ sơ công ty cổ phần (công ty mẹ) như hướng dẫn bên trên.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty con đầy đủ.
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty con của công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại hoặc nộp qua công thông tin đăng ký doanh nghiệp. (Lưu ý khi nộp hồ sơ qua mạng bạn thì khi nhận giấy phép kinh doanh công ty con bạn nên bổ sung hồ sơ gốc cho các Phòng đăng ký kinh doanh)
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký công ty con của công ty cổ phần (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Thời gian cấp giấy đăng ký kinh doanh cho công ty con của công ty cổ phần là: trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở KH&ĐT
4. Các quy định về công ty con công ty cổ phần
Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về công ty con của doanh nghiệp như sau:
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.
- Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
- Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
- Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.
Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác.
Đồng thời chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định của luật doanh nghiệp về công ty con (Điều 189).
5. Câu hỏi thường gặp
Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập công ty con mất bao lâu?
- Thời gian hoàn thành thủ tục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thường từ 10-20 ngày làm việc.
Chi phí để thành lập công ty con là bao nhiêu?
- Chi phí bao gồm phí đăng ký kinh doanh, phí công chứng, chi phí thuê văn phòng, chi phí pháp lý,…
Công ty mẹ có quyền kiểm soát công ty con như thế nào?
- Công ty mẹ có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty con như: bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, thông qua các quyết định đầu tư lớn.
Hy vọng qua bài viết, Kế toán kiểm toán ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Thủ tục thành lập công ty con của công ty cổ phần. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Kế toán kiểm toán ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.