0764704929

So sánh công ty cổ phần và hợp tác xã

Công ty cổ phần và hợp tác xã là hai hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Mặc dù đều là những thực thể kinh tế, nhưng hai hình thức này có những đặc điểm khác biệt về mục tiêu, cơ cấu tổ chức và hoạt động. Bài viết này sẽ so sánh chi tiết công ty cổ phần và hợp tác xã để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn hình thức phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

So sánh công ty cổ phần và hợp tác xã

1. Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần, theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, được mô tả như sau:

  • Công ty cổ phần là một doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
    • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
    • Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 3 Điều 120 và Khoản 1 Điều 127 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu, và các loại chứng khoán khác của công ty.

Như vậy, công ty cổ phần là một loại doanh nghiệp với vốn điều lệ chia thành cổ phần, các cổ đông chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi vốn góp, và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.

2. Hợp tác xã là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

3. So sánh công ty cổ phần và hợp tác xã

Giống nhau:

  • Về đặc điểm: Cả Hợp tác xã (HTX) và Công ty cổ phần (CTCP) đều có tư cách pháp nhân.
  • Thành viên: Thành viên của HTX và CTCP có thể là tổ chức, cá nhân, hoặc pháp nhân, và đều chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình.
  • Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ yếu của HTX và CTCP đều dựa vào vốn đóng góp của các thành viên, có thể vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, hoặc huy động từ các hình thức hợp tác khác. Vốn điều lệ có thể được tăng hoặc giảm theo quyết định của hội đồng thành viên.
  • Quyền và nhiệm vụ: Ban quản trị HTX và hội đồng quản trị CTCP có quyền và nhiệm vụ tương tự nhau (trừ một số quyền liên quan đến chứng khoán đối với CTCP). Ngoài ra, ban kiểm soát và kiểm soát viên cũng có những quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ tương đồng.
  • Thủ tục tổ chức lại, giải thể và phá sản: Các thủ tục tổ chức lại, giải thể và phá sản của HTX và CTCP đều có sự tương đồng trong quy trình và quy định pháp lý.

Khác nhau:

Đặc điểm Hợp tác xã Công ty cổ phần
Khái niệm Khái niệm: HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động SX, KD và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển KT

– XH của đất nước.

Đặc điểm:

– HTX mang tính XH và hợp tác cao.[1]

– HTX còn phân phối dựa theo công sức góp vào của xã viên và mức độ tham gia dịch vụ.

– Số lượng xã viên tối thiểu là 7 và mỗi xã viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

Khái niệm: CTCP là doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Đặc điểm:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp QĐ tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.

– CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Quy chế pháp lý, thành viên Xác lập tư cách thành viên:

– Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi Dân sự.

– Cán bộ, công chức được tham gia HTX nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành HTX.

– Hộ gia đình, pháp nhân khi tham gia HTX phải cử người đại diện có đủ điều kiện tham gia.

Chấm dứt tư cách thành viên:

– Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ HTX; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ HTX.

– Xã viên đã được chấp nhận ra HTX.

– Chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ HTX.

– Bị Đại hội xã viên khai trừ.- Các trường hợp khác do Điều lệ HTX quy định.

Quyền và nghĩa vụ:

– Được ưu tiên làm việc cho HTX.

– Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

– Tất cả các xã viên đều được dự Đại hội xã viên và có quyền biểu quyết.

– Vốn góp không được mua bán từ người này sang người khác. Chỉ có HTX mới được mua lại vốn góp của xã viên.

– Xã viên không được ủy quyền cho người khác biểu quyết thay. Mỗi xã viên có 1 phiếu biểu quyết.

Xác lập tư cách thành viên: Cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty,nhận chuyển nhượng phần vốn góp , nhận cho tặng, nhận thừa kế, nhận thanh toán nợ và tán thành điều lệ của công ty đều trở thành cổ đông của công ty.

Chấm dứt tư cách thành viên:

– Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một tổ chức, cá nhân khác.

– Cho, tặng toàn bộ số cổ phần của mình tại công ty.

– Thanh toán nợ bằng toàn bộ số vốn góp của mình tại công ty.

– Thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

Quyền và nghĩa vụ:

– Không nhất thiết phải tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

– Hưởng lãi chia theo cổ phần nắm giữ.

– Chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết mới có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông.

– Được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

– Cổ đông phổ thông có thể thực hiện quyền biểu quyết thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có 1 phiếu biểu quyết.

Cơ cấu tổ chức – Đứng đầu là Đại hội Xã viên.

– Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số thành viên Ban quản trị HTX do điều lệ HTX quy định.

– BKS được BQT HTX bầu trực tiếp. HTX có ít xã viên có thể bầu một kiểm soát viên.

– Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.

– HĐQT CTCP là cơ quan nắm thực quyền quản lý công ty, được bầu ra từ ĐHĐCĐ theo nguyên tắc bầu dồn phiếu. HĐQT gồm ít nhất 3 thành viên, nhiều nhất 11 thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác.

– BKS đc ĐHĐCĐ bầu dồn phiếu. CTCP có trên 11 cổ đông thì phải có BKS. BKS có 3-5 thành viên.

Vốn và chế độ tài chính – Xã viên có nghĩa vụ góp một số vốn tối thiểu theo điều lệ HTX, mức vốn góp không quá 30% vốn điều lệ của HTX.

– HTX còn có thể nhận đươc nguồn vốn do nhà nước, hoặc các tổ chức các nhân trong và ngoài nước cung cấp trợ cấp.

– Giảm vốn điều lệ: trả lại vốn góp cho xã viên (trong các trường hợp 1, 3, 4, 5 chấm dứt tư cách thành viên).

– Vốn điều lệ được thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông và các cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% số cổ phần phổ thông

.- CTCP có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

– Giảm vốn điều lệ: mua lại cổ phần, hoàn lại vốn góp cho cổ đông sở hữu CP ưu đãi, điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

4. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần và hợp tác xã

Tiêu chí  Hợp tác xã  Công ty cổ phần
Ưu điểm

– Mang lại tính xã hội cao và nhằm mục đích nâng cao đời sống cho những người lao động;

– Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, sẽ không phụ thuộc và không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn dựa trên quá trình đóng góp của các thành viên trong hợp tác xã;

– Thành viên trong hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn mà mình đã góp vào hợp tác xã.

– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng trên thị trường;

– Hoạt động đạt hiệu quả cao do công ty cổ phần hoạt động dựa trên tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;

– Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng vì vậy cho nên phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần rất rộng;

– Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn mà mình đã góp vào công ty cổ phần.

Nhược điểm

– Hợp tác xã là mô hình không khuyến khích được người nhiều vốn tham gia vào mô hình này;

– Việc quản lý hợp tác xã vô cùng phức tạp do số lượng xã viên có thể rất đông;

– Chế độ sở hữu manh mún của các thành viên trong hợp tác xã đối với tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của hợp tác xã.

– Mức thuế tương đối cao đối với công ty cổ phần theo quy định của pháp luật vì ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ các nguồn thu cổ tức và lãi cổ tức;

– Chi phí thành lập công ty cổ phần khá tốn kém so với hợp tác xã;

– Bảo mật kinh doanh và tài chính hạn chế do các loại hình công ty cổ phần phải công khai và báo cáo đối với các cổ đông;

– Khả năng thay đổi lĩnh vực kinh doanh không linh hoạt lý do vì phải có đại hội đồng cổ đông đồng ý và phê duyệt.

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần và hợp tác xã

5. Câu hỏi thường gặp

Có thể chuyển đổi từ hợp tác xã sang công ty cổ phần hay không?

  • Trả lời: Có thể chuyển đổi từ hợp tác xã sang công ty cổ phần, nhưng cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thủ tục chuyển đổi khá phức tạp.

Khi nào nên chọn hình thức hợp tác xã?

  • Trả lời: Nên chọn hình thức hợp tác xã khi:
    • Muốn tạo ra một cộng đồng sản xuất kinh doanh dựa trên sự tự nguyện, tương trợ.
    • Muốn đảm bảo tính công bằng và dân chủ trong quản lý.
    • Muốn hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho hợp tác xã.

Khi nào nên chọn hình thức công ty cổ phần?

  • Trả lời: Nên chọn hình thức công ty cổ phần khi:
    • Muốn huy động một lượng vốn lớn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
    • Muốn xây dựng một doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động chuyên nghiệp.
    • Muốn có khả năng mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

Hy vọng qua bài viết, Kế toán kiểm toán ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề So sánh công ty cổ phần và hợp tác xã. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Kế toán kiểm toán ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929