0764704929

Hướng dẫn sang nhượng giấy phép kinh doanh

Khi chủ hộ kinh doanh vì những lý do khác nhau mà buộc phải sang nhượng giấy phép kinh doanh của mình cho người khác thì luôn băn khoăn phải làm như thế nào mới đúng quy định của pháp luật. Kế toán kiểm toán ACC gửi tới bạn Hướng dẫn sang nhượng giấy phép kinh doanh để bạn có cái nhìn tổng thể, định hướng công việc phải làm khi sang nhượng giấy phép kinh doanh.

Hướng dẫn sang nhượng giấy phép kinh doanh
Hướng dẫn sang nhượng giấy phép kinh doanh

1. Quy định chung về hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Chủ hộ kinh doanh theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP là một trong các đối tượng sau:

–  Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

– Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

–  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra,

– Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

– Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Hướng dẫn sang nhượng giấy phép kinh doanh

Sang nhượng giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cần thực hiện như sau theo quy định tại Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ sang nhượng giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới ký hoặc do chủ hộ kinh doanh mới ký trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế;
  • Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán hộ kinh doanh; hợp đồng tặng cho đối với trường hợp tặng cho hộ kinh doanh; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính Kế hoạch– UBND quận (huyện) nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh giao Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Dịch vụ sang nhượng giấy phép kinh doanh của Kế toán kiểm toán ACC

Kế toán kiểm toán ACC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ sang nhượng giấy phép kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp, giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí với những ưu điểm như sau:

  • Kế toán kiểm toán ACC với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều thủ tục sang nhượng giấy phép kinh doanh cho khách hàng.
  • Chúng tôi có quy trình tiếp nhận, tư vấn và xử lý hồ sơ rõ ràng, đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng và hợp pháp. 
  • Kế toán kiểm toán ACC sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, giải quyết các khó khăn của khách hàng trong quá trình thực hiện sang nhượng giấy phép kinh doanh.
  • Đồng thời, tại Kế toán kiểm toán ACC, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ sang nhượng giấy phép kinh doanh với chi phí hợp lý, cạnh tranh và minh bạch, giúp khách hàng tiết kiệm được nguồn tài chính mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Kế toán kiểm toán ACC luôn đồng hành với quý khách hàng trong quá trình sang nhượng giấy phép kinh doanh, đảm bảo tính nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo pháp lý.

Dịch vụ sang nhượng giấy phép kinh doanh của Kế toán kiểm toán ACC
Dịch vụ sang nhượng giấy phép kinh doanh của Kế toán kiểm toán ACC

4. Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp được đổi giấy phép kinh doanh hộ cá thể là gì?

Với các trường hợp dưới đây bạn cần làm thủ tục đổi thông tin trên giấy phép hộ kinh doanh cá thể:

  • Tên hộ kinh doanh (đây là tên đăng ký hộ kinh doanh, không phải tên chủ hộ kinh doanh);
  • Địa điểm kinh doanh;
  • Các thông tin như số điện thoại, fax, email, địa chỉ website…;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Vốn kinh doanh;
  • Thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh …

Sau khi hoàn tất chuyển nhượng, chủ hộ kinh doanh cũ còn phải chịu trách nhiệm không?

Có, Theo Khoản 3 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Sau khi bán, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh, người mua, và chủ nợ của hộ kinh doanh có thỏa thuận khác.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929