Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Để hiểu rõ hơn về nguyên lý này, việc thực hành các dạng bài tập nguyên lý kế toán là rất cần thiết. Bài tập giúp bạn áp dụng kiến thức về ghi sổ sách, phân tích dữ liệu tài chính, và hiểu rõ về quy tắc báo cáo. Đối với những ai quan tâm đến kế toán, việc làm quen với các dạng bài tập nguyên lý kế toán sẽ giúp họ phát triển kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này. Sau đây Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC sẽ liệt kê các dạng bài tập nguyên lý kế toán.
Dạng 1: Bài tập làm quen:
Với Nguyên lý kế toán, có khá nhiều dạng bài tập khác nhau theo mức độ từ dễ đến khó, giúp cho người học có thể làm quen dần với kiến thức. Dạng đề đầu tiên các bạn cần nắm là bài tập xác định các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc loại Tài sản, hay Nguồn vốn, và định khoản các bút toán cơ bản. Sau đây là một bài tập minh họa:
Đề bài: Xác định từng nghiệp vụ đâu là nguồn vốn, đâu là tài sản, và định khoản tăng giảm ( nợ, có các Tài khoản liên quan) cho các nội dung sau:
- a. Rút tiền gửi ngân hàng (TGNH) về nhập quỹ tiền mặt 80.000
- b. Vay ngân hàng trả nợ người bán 60.000
- c. Thu tiền công nợ khách hàng bằng tiền mặt 40.000
- d. Chi tiền mặt trả nợ ngân hàng 15.000
- e. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000
Đáp án:
a. Giảm Tài sản (TGNH) – Tăng Tài sản (Tiền mặt)
Định khoản:
Nợ TK 111-Tiền mặt: 80.000
Có TK 112-TGNH: 80.000
b. Khi vay tiền Ngân hàng: Tăng TS (TGNH) – Tăng Nguồn vốn (Nợ phải trả)
Nợ TK 112: 60.000
Có TK 341: 60.000
Khi dùng TGNH trả nợ: Giảm TS (TGNH) – Giảm Nguồn vốn (Nợ phải trả)
Nợ TK 331: 60.000
Có TK 112: 60.000
c. Tăng TS (TGNH) – Giảm TS (Phải thu khách hàng)
Nợ TK 111: 40.000
Có TK 131: 40.000
d. Giảm TS (Tiền mặt) – Giảm NV (Nợ phải trả)
Nợ TK 341: 15.000
Có TK 111: 15.000
e. Giảm TS (TGNH) – Giảm NV (Nợ phải trả)
Nợ TK 331: 50.000
Có TK 112: 50.000
Dạng 2: Bài tập định khoản các nghiệp vụ thương mại cơ bản
Ở dạng này, các bạn cần nắm rõ các nghiệp vụ về mua, bán hàng hóa, nguyên vật liệu; xuất nguyên vật liệu để sản xuất, đây là những nghiệp vụ kinh tế thường gặp ở các doanh nghiệp bình thường. Đây là một ví dụ:
Đề bài: Định khoản các nghiệp vụ sau đây:
- a. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ.
- b. Đem tiền mặt gửi vào NH 30.000.000đ
- c. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa mua về 300.000đ, thuế 10%.
- d. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
- e. Xuất nguyên vật liệu để sản xuất sp 20.000.000đ
Đáp án:
a. Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111: 22.000.000
Có TK 511: 20.000.000
Có TK 3331: 2.000.000
Thông thường, khi bán hàng, các bạn phải hạch toán ghi nhận giá vốn hàng bán ( Nợ TK 632 – Có TK 156), vì ở đây đề không nói rõ giá vốn bao nhiêu nên mình xin phép bỏ qua.
b. Nợ TK 112: 30.000.000
Có TK 111: 30.000.000
c. Nợ TK 156: 300.000
Nợ TK 1331: 30.000
Có TK 111: 330.000
d. Nợ TK 152: 50.000.000
Nợ TK 1331: 50.000.00
Có TK 331: 55.000.000
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ:
Nợ TK 152: 400.000
Nợ TK 1331: 40.000
Có TK 111: 440.000
e. Nợ TK 621: 20.000.000
Có TK 152: 20.000.000