0764704929

Pháp luật về thuế như thế nào?

Bài viết dưới đây trình bày pháp luật về thuế như thế nào?

Pháp luật về thuế như thế nào
Pháp luật về thuế như thế nào

1. Định nghĩa về pháp luật thuế

Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh cao.

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của luật thuế ở Việt Nam cho thấy pháp luật thuế ra đời rất sớm. Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực, sử dụng công cụ riêng là pháp luật để tập trung bộ phận của cải xã hội mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng nắm giữ của cải đó. Điều này cũng giúp cho việc phân biệt giữa luật thuế với luật ngân sách nhà nước mặc dù giữa luật thuế và luật ngân sách nhà nước có mối liên hệ nội tại.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật thuế

Trong giai đoạn hiện nay, khi còn nhiều quan điểm khác nhau về ngành luật, việc đưa ra đối tượng điều chỉnh của luật thuế chỉ có ý nghĩa xác định rõ những loại chủ thể với những đặc tính nhất định sẽ là đối tượng hướng tới hoặc cần được bảo vệ bởi các vãn bản pháp luật trong nước cũng như văn bản pháp luật quốc tế về thuế. Xác định đối tượng điều chỉnh của luật thuế không có nghĩa xác định đây là một ngành luật độc lập hay một lĩnh vực khoa học luật riêng biệt mà chỉ nhằm xác định rõ nội dung nghiên cứu, đề cập trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể, một môn học luật.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế bao gồm các nhóm quan hệ sau:

– Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí thuế.

Quản lí thuế là một trong những nội dung quan trọng, không thể tách rời hoạt động quản lí nhà nước. Hoạt động quản lí thuế gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau, tuy vậy bao giờ cũng gắn liền với sự tham gia của nhà nước (nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng).

Hoạt động quản lí thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành ttên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lí hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi:

+ Chấp hành những quy định về thuế của các cơ quan có thẩm quyền, chống hiện tượng chiếm dụng và trốn lậu thuế;

+ Xác đỉnh phạm vi người nộp thuế và các nguyên tắc đánh thuế;

+ Xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế;

+ Xác định cách thức tính thuế, quyết định việc miễn giảm thuế trên Cơ sở quy định của pháp luật;

+ Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống thất thu thuế;

+ Thanh tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế.

– Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.

Các tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, pháp luật thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này:

+ Thực hiện đãng kí, kê khai thuế;

+ Thực hiện nộp thuế theo trình tự, tức là thực hiện một trật tự phải tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế;

+ Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liên quan đến cơ sở xác định số thuế phải nộp với cơ quan có thẩm quyền;

+ Đe nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chính xác số thuế phải nộp trong những trường hợp cần thiết.

– Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lí vi phạm và khiếu nại về thuế.

+ Hoạt động xử lí vi phạm về thuế liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật thuế như nợ thuế, sót thuế, trốn thuế, chống thuế nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự;

+ Giải quyết khiếu nạị những quyết định hành chính của cơ quan có thẳm quyền khi ra các quyết định không đủ căn cứ, không công bằng, không đúng pháp luật…

Xét đối tượng điều chỉnh cùa pháp luật thuế, có thể nhận thấy:
– Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó.

– Các quan hệ đều nhằm hướng tới việc chuyển giao bắt buộc một nguồn tài chính vào cho nhà nước. Nguồn tài chính đó nhằm phục vụ lợi ích công cộng, điều chỉnh xã hội ở tầm vĩ mô.

Đặc điểm về chủ ĩhể và nội dung của các nhóm quan hệ xã hội thuộc đôi tượng điều chỉnh của pháp luật thuế cho thấy các quan hệ do pháp luật thuế đỉều chỉnh luôn mang tính chấp hành và đỉều hành, là một nội dung quan trọng của tài chính công. Điều này cũng chi phối trực tiếp việc sử dụng phương pháp điều chỉnh quan hệ thuế.

3. Phương pháp điều chỉnh của luật thuế

Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy.

Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phải nộp thuế. Để có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nước có thể ban hành, thay đổi các loại thuế mới hoặc bãi bỏ những ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người dân. Để kịp thời trang ttải cho hoạt động của mình, có được số thu ổn định và chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng, nộp đủ, theo thời hạn số thuế nhất định… Những ví dụ nêu trên cho thấy không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền về thuế với người nộp thuế. Nhà nước có quyền đơn phương đua ra những quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự thỏa thuận của các đối tượng còn lại. Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế, buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ.

Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyên uy trong quan hệ thuế hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiện giống nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lí thuế có quyền ra các thông báo thuế, quyết định truy thu thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợp đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sự khác nhau về hình thức biểu hiện nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi. Trước hết, việc làm này phải được cơ quan quản lí thuế cho phép hay phê chuẩn; nếu đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ, nộp theo thời hạn, việc bị xừ lí vi phạm sẽ trở thành hiện thực. Khi số thuế không được nộp đầy đủ, đúng hạn sẽ dẫn tới hàng loạt các khả năng khác nhau như phong toả tài khoản, yêu cầu thu hộ, phạt nộp chậm được thực hiện cùng với các biện pháp hành chính khác.

Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang có xu thế phân chia hệ thống pháp luật thành luật công, Nếu như trước đây trường phái phân chia chỉ phổ biến ở các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ (Common Law) và hệ thống Luật châu Âu lục địa (Civil Law), hiện nay các nước không hoàn toàn theo hệ thống luật này cũng đưa ra cách phân chia tương tự. (Public Law) và luật tư (Private Law). Luật công là các luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến lợi ích công cộng hay mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước, quan hệ nhà nước với công dân. Luật tư đỉều chỉnh quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệ giữa các công dân. Như vậy, luật thuế (Taxation Law) có đầy đủ căn cứ để được xác định đây là một bộ phận quan trọng của luật công.

Trên đây Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về Pháp luật về thuế như thế nào?. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929