Kế toán đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nắm vững nguyên lý kế toán là điều kiện tiên quyết để trở thành một chuyên viên tài chính thành công. Bài viết này sẽ cùng bạn ôn tập những kiến thức cốt lõi về nguyên lý kế toán, giúp bạn củng cố kiến thức và sẵn sàng cho những thử thách trong tương lai. Hãy cùng Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC tìm hiểu và cập nhật kiến thức kế toán để thăng tiến trong lĩnh vực này.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
1.1 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán:
– Đối tượng bên trong (internal users): nhà quản trị
– Đối tượng bên ngoài (external users): chủ nợ, nhà đầu tư, cơ quan thuế…
1.2 Yêu cầu của thông tin kế toán (qualities of useful information): 6 yêu cầu
– Trung thực (faithful representation)
– Khách quan (neutral / prudence)
– Đầy đủ (completeness)
– Kịp thời (timeliness)
– Dễ hiểu (understandability)
– Có thể so sánh (comparability)
1.3 Các giả định kế toán / khái niệm kế toán (assumptions / concepts): 3 giả định
– Thực thể kinh doanh / Đơn vị kế toán (economic entity assumption)
– Thước đo tiền tệ (monetary unit assumption)
– Kỳ kế toán (time period / periodicity assumption)
1.4 Các nguyên tắc kế toán căn bản (principles): 7 nguyên tắc
– Hoạt động liên tục (going concern principle)
– Cơ sở dồn tích (accrual basis)
– Giá gốc (cost principle)
– Phù hợp (matching principle)
– Nhất quán (consistency principle)
– Thận trọng (conservatism principle)
– Trọng yếu (materiality principle)
1.5 Đối tượng của kế toán:
– Tài sản (asset): TS ngắn hạn (current asset), TS dài hạn (non-current asset) => Mốc thời gian phân biệt: <= hoặc > 12 tháng kể từ thời điểm lập báo cáo
– Nguồn vốn: Nợ phải trả (liabilities), vốn chủ sở hữu (equity)
Phương trình kế toán căn bản (basic accounting equation):
Tài sản = Nguồn vốn
Phương trình kế toán mở rộng:
Tài sản = Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu
CHƯƠNG 2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1 Bảng cân đối kế toán
Cho biết tình hình tài chính (TS và nguồn hình thành TS (Nguồn vốn)) của đơn vị kế toán tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, quý, năm)
Hai dạng trình bày: kết cấu hàng ngang và kết cấu hàng dọc
Cách sắp xếp các khoản mục trên BCĐKT:
– Tài sản: theo tính thanh khoản (liquidity) giảm dần
– Nợ phải trả: theo tính thúc nợ (solvency) giảm dần
Cách lập: Căn cứ vào số dư đầu kỳ và cuối kỳ sổ tổng hợp, sổ chi tiết các TK loại 1, 2,
3, 4 (loại TK TS và NV) trong Bảng hệ thống TK kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày….tháng….năm…
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cho biết tình hình kinh doanh (DT, CP, KQKD) trong một thời kỳ của đơn vị kế toán
Lập theo mẫu quy định (tham khảo trong giáo trình)
Chú ý cách lập: đối với các chỉ tiêu phải tính toán, nếu ra số âm thì ghi số tiền trong ngoặc đơn, ví dụ: (1.000)
Cách lập: Căn cứ vào số phát sinh các TK loại 5, 6, 7, 8, 9 (loại TK DT, CP, XĐ KQKD) trong Bảng hệ thống TK kế toán
2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tham khảo thêm)
Cho biết tình hình lưu chuyển tiền tệ (thu, chi tiền) trong một kỳ của đơn vị kế toán
2.4 Bản thuyết minh BCTC (tham khảo thêm)
Cho biết các thông tin bổ sung về tình hình SXKD, tình hình tài chính của đơn vị trong kỳ kế toán mà các BCTC trên không thể trình bày rõ ràng, chi tiết hoặc chưa nêu ra được.
2.5 Các nghiệp vụ kế toán phát sinh tác động đến Bảng cân đối kế toán
TH1: TS tăng – TS giảm: số tổng không đổi, tỷ trọng TS thay đổi
TH2: NV tăng – NV giảm: số tổng không đổi, tỷ trọng NV thay đổi
TH3: TS tăng – NV tăng: số tổng thay đổi, tỷ trọng TS và NV thay đổi
TH4: TS giảm – NV giảm: số tổng thay đổi, tỷ trọng TS và NV thay đổi
NV kinh tế phát sinh tác động đến ít nhất 2 đối tượng kế toán (2 TK kế toán), nhưng không bao giờ phá vỡ tính cân đối của Bảng cân đối kế toán
CHƯƠNG 3 TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
3.1 Tài khoản kế toán (accounts) được phân thành 3 loại:
– Tài khoản Tài sản (loại 1, 2): Dư Nợ, tăng Nợ, giảm Có
– Tài khoản Nguồn vốn (loại 3, 4) : Dư Có, tăng Có, giảm Nợ
– Tài khoản doanh thu (loại 5, 7): Không dư, Tăng Có, giảm và kết chuyển Nợ
– TK Chi phí (loại 6, 8): Không dư, Tăng Nợ, giảm và kết chuyển Có
– TK Xác định kết quả kinh doanh (loại 9): Không dư, Nợ: kết chuyển chi phí, Có: kết chuyển doanh thu
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong – Số phát sinh giảm trong kỳ
Chú ý:Các TK đặc biệt trong Bảng Hệ thống TK kế toán
Nhóm TK điều chỉnh giảm: TK 214, TK229 => Kết cấu ngược TKTS: Dư Có,tăng Có, giảm Nợ
=> Khi lấy số liệu để lập BCĐKT thì ghi âm trong phần TS
Nhóm TK lưỡng tính: TK 131, TK 331 => Kết cấu: Dư Nợ hoặc Có => Khi lấy số liệu để lập
BCĐKT thì lấy số dư của TK chi tiết chứ không lấy số dư của TK tổng hợp: Tổng số dư Nợ chi tiết đưa lên phần TS, tổng số dư Có chi tiết đưa lên phần Nguồn vốn
3.2 Định khoản kế toán:
Là việc xác định TK nào ghi Nợ, TK nào ghi Có
4 bước để định khoản đúng 1 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
B1: Xác định TK có liên quan
B2: Xác định biến động tăng / giảm của TK
B3: Xác định loại TK
B4: Vận dụng nguyên tắc ghi chép của loại TK để xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có => Lập định khoản kế toán
Chú ý:
– Khi định khoản kế toán chỉ cần sử dụng số hiệu TK, không cần ghi tênTK
– TK ghi Nợ được ghi trước, TK ghi Có ghi sau và lùi vào 1 khoảng so với TK ghi Nợ
VD:
Nợ TK 112 1.000.000
Có TK 111 1.000.000
3.3 Ghi sổ kép:
Là ghi số tiền vào bên Nợ, Có tương ứng của các TK kế toán
Nguyên tắc ghi sổ kép:
– Mỗi NVKT phát sinh được ghi ít nhất vào 2 TK kế toán
– Mỗi NVKT phát sinh đều ghi Nợ TK này đồng thời ghi Có TK khác, số tiền ghi Nợ và Có phải bằng nhau
3.4 Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết:
Chú ý:
– Hạch toán tổng hợp: sử dụng TK cấp 1 (VD: TK 152) và thước đo giá trị
– Hạch toán chi tiết: sử dụng TK cấp 2, các sổ chi tiết (VD; TK 152 (Chính), TK 152 (Phụ) …) và cả 3 thước đo: giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
3.5 4 nguyên tắc trong kế toán:
- Tổng số dư Nợ của tất cả tài khoản
= Tổng số dư Có của tất cả tài khoản
(Quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn)
- Tổng số phát sinh Nợ = của tất cả tài khoản
Tổng số phát sinh Có của tất cả tài khoản
(Từ nguyên tắc Ghi sổ kép)
- Số dư của tài khoản cấp 1
= Số dư của tất cả tài khoản cấp 2 hoặc của tất cả sổ chi tiết có lquan (Quan hệ giữa KTTH và KTCT)
- Số phát sinh Nợ hoặc Có TK cấp 1 = Tổng Số phát sinh Nợ hoặc Có của tài khoản của tất cả TK cấp 2 hoặc tất cả sổ chi tiết có lquan (Quan hệ giữa KTTH và KTCT)
CHƯƠNG 4 TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
4.1 Tính giá TSCĐ:
– Mua về: Nguyên tắc giá gốc
Nguyên giá = Giá mua chưa VAT + Chi phí chưa VAT + Thuế không được hoàn (NK
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
Giá trị hao mòn = Nguyên giá / Số năm sử dụng
4.2 Tính giá HTK:
– Nhập kho: Nguyên tắc giá gốc
Giá gốc (giá thực tế NK) = Giá mua chưa VAT + Chi phí chưa VAT + Thuế không được hoàn (NK, TTĐB) – Giảm trừ
Đơn giá gốc = Giá gốc / Số lượng NK
Đơn giá gốc này sẽ được sử dụng để tính giá xuất kho theo các phương pháp xuất kho
– Xuất kho: FIFO, BQGQ (cố định, di động), Thực tế đích danh
Xem lại cách tính của các phương pháp trong giáo trình
CHƯƠNG 5 CHỨNG TỪ, SỔ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ
Tham khảo trong giáo trình
5.1 Chứng từ
– Phân loại chứng từ: có nhiều căn cứ phân loại
+ Căn cứ vào nội dung phản ánh: chứng từ tiền tệ; chứng từ HTK; chứng từ bán hàng; chứng từ lao động tiền lương; chứng từ TSCĐ
+ Căn cứ vào nơi lập: chứng từ bên trong; chứng từ bên ngoài
+ Căn cứ công dụng: chứng từ mệnh lệnh; chứng từ chấp hành; chứng từ liên hợp
– Trình tự luân chuyển chứng từ (theo thứ tự): Lập; Kiểm tra; Hoàn chỉnh;
Lưu chuyển; Bảo quản và lưu trữ
5.2 Cách sửa sổ kế toán
– Phương pháp cải chính
– Phương pháp ghi số âm
– Phương pháp ghi điều chỉnh (ghi bổ sung)
CHƯƠNG 6 KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU
6.1 Kế toán NVL, CCDC
* Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 153
* Trình tự hạch toán:
– Mua VL, CCDC nhập kho trong tháng:
Giá mua
Nợ TK 152, TK 153: giá mua chưa VAT
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, TK 111, TK 112, TK 141 : giá thanh toán
Chi phí thu mua (tiền vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ VL …)
Nợ TK 152, TK 153: Chi phí theo giá chưa VAT
Nợ TK 133: VAT của CP
Có TK 331, TK 111, TK 112, TK 141
– Xuất VL, CCDC dùng SXKD:
Nợ TK 621: NVL, CCDC dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627: NVL, CCDC dùng cho quản lý và phục vụ phân xưởng
Nợ TK 641: NVL, CCDC dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: NVL, CCDC dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, TK 153: Tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho (tính theo các pp FIFO, BQGQ, TTĐD)
6.2 Kế toán TSCĐ
* Tài khoản sử dụng: TK 211, 213, 214
* Trình tự hạch toán:
– Mua TSCĐ về sử dụng cho SXKD:
Giá mua
Nợ TK 211, TK 213: giá mua chưa VAT
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, TK 111, TK 112, TK 141 : giá thanh toán
Chi phí thu mua (tiền vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ VL …)
Nợ TK 211, TK 213: Chi phí theo giá chưa VAT
Nợ TK 133: VAT của CP
Có TK 331, TK 111, TK 112, TK 141
– Kế toán khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627: TSCĐ ở phân xưởng sản xuất
Nợ TK 641: TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 214: Tổng số tiền trích khấu hao TSCĐ
– Thanh lý, nhượng bánTSCĐ
Xóa sổ TSCĐ:
Nợ TK 214: Giá trị HMLK
Nợ TK 811: GTCL
Có TK 211, TK 213: NG TSCĐ
Ghi nhập thu nhập:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
Có TK 711: Giá bán chưa VAT
Có TK 3331: VAT ra
Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 811: Chi phi chưa VAT
Nợ TK 133: VAT vào
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán
6.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Tài khoản sử dụng: TK 334, 338
* Trình tự hạch toán:
– Lương phải trả CNV:
Nợ TK 622: Tiền lương CN trực tiếp sản xuất sphẩm
Nợ TK 627: Tiền lương NV quản lý phân xưởng
Nợ TK 641: Tiền lương NV bán hàng
Nợ TK 642: Tiền lương NV quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Tổng tiền lương
– Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Nợ TK 622, 627, 641, 642:
23.5%
Nợ TK 334:
10.5%
Có TK 338:
34%
– Chi các khoản BHXH, KPCĐ tại đơn vị, nộp BH lên cơ quan quản lý
Nợ TK 338
Có TK 111, 112
– Trả lương cho CBCNV
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
6.4 Kế toán kết chuyển CPSX và tính giá thànhSP:
Cuối kỳ kết chuyển CPSX (621, 622, 627) sang TK 154 để tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Xác định giá thành thực tế và ghi chép thành phẩm nhập kho :
Tổng giá thành SP = CPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ – CPDD cuối kỳ- Phế liệu
Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP / Số lượng SP hoàn thành
Nợ TK 155
Có TK 154
6.5 Kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm:
* Tài khoản sử dụng: TK 155, TK 632, TK 641, TK 642, TK 511
* Trình tự hạch toán:
– Xuất kho thành phẩm tiêu thụ:
Giá vốn:
Nợ TK 632: Trị giá xuất kho SP tính theo các pp FIFO, BQGQ….
Có TK 155
Giábán:
Nợ TK 111, TK 112, TK 131 : giá thanh toán
Có TK 511: giá bán chưa thuế GTGT
Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra
6.6 Kế toán xác định KQKD:
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng, chi phí sang TK 911
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 511
Có TK 911
+ Kết chuyển Chi phí
Nợ TK 911
Có TK 632
Có TK 641
Có TK 642
Kết quả KD = Doanh thu (511) – Chi phí (632, 641, 642)
+ Doanh thu > Chi phí => Lãi => phải nộp thuế TNDN
(Chỉ tính phần thuế này nếu đề bài có yêu cầu tính chi phí thuế TNDN hiện hành)
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Kết chuyển thuế TNDN phải nộp TK 911
Nợ TK 911
Có TK 8211
+ Doanh thu < Chi phí => Lỗ (Không phải nộp thuế)
Kết chuyển Lãi / Lỗ sang TK 421
+ Kết chuyển Lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421
+ Kết chuyển Lỗ:
Nợ TK 421
Có TK 911
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề ôn tập môn nguyên lý kế toán . Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn