Doanh nghiệp khi đứng trước bờ vực thua lỗ, không thể duy trì tiếp tục được hoạt động kinh doanh thì viết quyết định tạm ngừng kinh doanh hay giải thể rất quan trọng. Cùng Kế toán kiểm toán ACC phân tích Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể? để hiểu rõ và phân biết hai hình thức này để đưa ra quyết định đúng đắn nhé!
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là việc doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời hạn nhất định theo quy định pháp luật, không chấm dứt tư cách pháp nhân.
Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của Công ty đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày công ty đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà công ty đã thông báo hoặc ngày công ty đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan.
Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể
Việc lựa chọn tạm ngừng hay giải thể phải trên cơ sở chủ doanh nghiệp đánh giá các ưu, nhược điểm của từng phương thức cũng như mức độ tương thích với hiện trạng của doanh nghiệp mình. Có thể cân đối tình huống doanh nghiệp để lựa chọn tạm ngừng hay giải thể dựa trên:
– Tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp:
- Doanh nghiệp muốn có thời gian để định hình lại cơ cấu hoạt động, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển;
- Doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính để có thể đảm bảo chi trả cho quá trình phục hồi, hoạt động trở lại;
- Doanh nghiệp muốn có thêm thời gian để huy động vốn hoặc giải quyết các vấn đề tài chính;
- Doanh nghiệp muốn giảm các nghĩa vụ tài chính như là thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội… trong thời gian tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít hoặc không có..
– Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp:
- Kết quả kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng, không còn khả năng tái hoạt động;
- Dự trù tài chính doanh nghiệp không đủ để chi trả các khoản chi phí trong thời gian hoạt động sắp tới;
- Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng doanh nghiệp không có phương án giải quyết, khắc phục những khó khăn đang gặp phải.
4. Ưu, nhược điểm của tạm ngừng kinh doanh
– Ưu điểm của tạm ngừng kinh doanh:
- Doanh nghiệp giữ được thâm niên và lịch sử hoạt động;
- Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản và dễ thực hiện, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh đã trả kết quả về Thông báo tạm ngừng doanh nghiệp;
- Tái hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng;
- Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn có tư cách pháp nhân;
- Cắt giảm được chi phí hoạt động như tiền lương nhân viên và các khoản thuế trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng, chuyển đổi mô hình sau thời gian tạm ngừng.
– Nhược điểm của tạm ngừng kinh doanh:
- Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh phải được gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh 03 ngày làm việc trước khi bắt đầu tạm ngừng hoạt động;
- Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp vẫn phải nộp các khoản thuế còn nợ, hoàn thành các cam kết đã có và thanh toán các khoản nợ khác nếu có;
- Thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh tối đa chỉ được 01 năm. Nếu muốn tiếp tục tạm ngừng sau thời hạn này, doanh nghiệp phải làm hồ sơ tạm ngừng mới;
- Khi doanh nghiệp thông báo hoạt động trở lại, sẽ mất thời gian và chi phí để tuyển dụng lại người lao động mới.
5. Ưu, nhược điểm của giải thể doanh nghiệp
– Ưu điểm của giải thể doanh nghiệp:
- Với tình hình kinh doanh gặp thua lỗ nghiêm trọng, việc giải thể doanh nghiệp là một biện pháp để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra;
- Sử dụng nguồn tiền thu được từ việc thanh lý tài sản của công ty để thanh toán các khoản thuế, lương và một số nợ khác;
- Sau khi hoàn tất quá trình giải thể, chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty mới hoặc chuyển hướng sang ngành nghề kinh doanh khác phù hợp hơn.
– Nhược điểm của giải thể doanh nghiệp:
- Thủ tục giải thể mất nhiều thời gian, thực hiện tại nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan…;
- Hồ sơ giải thể doanh nghiệp phức tạp gồm nhiều tài liệu cần chuẩn bị.
- Quá trình hoàn tất thủ tục giải thể có thể kéo dài và phải ít nhất 180 ngày, kể từ ngày nộp quyết định về việc giải thể;
- Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi thực hiện thủ tục.
6. Câu hỏi thường gặp
Ngoài tạm ngừng hay giải thể có cách thức nào để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp không?
Có thể tính đến phương án chuyển nhượng vốn góp/ cổ phần hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, cho phép các chủ thể khác góp vốn duy trì hoạt động doanh nghiệp. Từ đó có thể thu hút được nguồn vốn từ chủ thể thứ ba cũng như tìm kiếm sự điều hành của bên thứ ba để giải quyết tình trạng khó khăn tạm thời của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể? mà Kế toán kiểm toán ACC muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp đưa được quyết định đúng đắn với sự vận hành của doanh nghiệp mình.