Tạm ngừng kinh doanh là phương án nhiều chủ doanh nghiệp tính đến khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong tài chính, quản lý, vận hành… Vậy Lệ phí tạm ngừng kinh doanh hết bao nhiêu? Trong phạm vi bài viết này, Kế toán kiểm toán ACC gửi tới quý khách hàng nội dung lệ phí tạm ngừng để có phương án tài chính tạm ngừng kinh doanh cho phù hợp.
1. Quy định của pháp luật về tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là việc Công ty không tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời hạn nhất định theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH hai thành viên tạm ngừng kinh doanh khi:
– Công ty tự quyết định tạm ngừng kinh doanh;
– Công ty tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Lệ phí tạm ngừng kinh doanh
Mức thu lệ phí tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC, theo đó: “Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tạm dừng kinh doanh sẽ được miễn và không phải đóng lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình soạn thảo và nộp hồ sơ, doanh nghiệp có thể sẽ phải mất thêm các chi phi khác như chi phí chuẩn bị hồ sơ, chi phí công chứng, chứng thực nếu sử dụng dịch vụ của bên thứ ba khác. Khi đó, trong hồ sơ sẽ kèm theo giấy ủy quyền cho người khác làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để tối ưu hoá chi phí cho việc tạm dừng kinh doanh, quý khách có thể tham khảo dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Kế toán kiểm toán ACC để được hưởng dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, uy tín với giá cả phải chăng nhất.
3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh phải tuân thủ quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-19 Nghị định này.
- Biên bản họp về việc quyết định tạm ngừng kinh doanh.
- Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh.
- Trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật, cần có giấy ủy quyền hợp pháp và bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ và nhận kết quả (thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu).
Nếu doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, ngoài các giấy tờ trên, cần nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
4. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại Mục 2 Bài viết này.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy biên nhận cho Doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra Thông báo tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Công bố thông tin
Sau khi cấp Thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin trên hệ thống và chuyển dữ liệu sang cơ quan thuế quản lý, theo đó:
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế: Không phải nộp báo cáo thuế;
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính: Phải nộp báo cáo thuế.
5. Các khoản thuế, phí phải nộp khi tạm ngừng kinh doanh
Khi tạm ngừng kinh doanh cần chú ý các khoản thuế, phí sau:
– Lệ phí môn bài: Theo điểm c, khoản 2, điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trọn năm, từ 01/01 đến 31/12 sẽ không phải nộp lệ phí môn bài cho năm đó.
– Thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân, Thu nhập doanh nghiệp: điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Do vậy, nếu trong hồ sơ khai thuế có phát sinh phải nộp các loại thuế trên thì doanh nghiệp vẫn phải nộp đầy đủ, đúng hạn với thời hạn kê khai thuế.
6. Câu hỏi thường gặp
Tạm ngừng kinh doanh phải báo trước bao lâu?
Theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Công ty TNHH hai thành viên cần gửi thông báo tạm ngừng đến Phòng Đăng ký kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc trước khi quyết định tạm ngừng kinh doanh. Thời điểm tạm ngừng kinh doanh được xác định là thời điểm ghi trên Thông báo tạm ngừng.
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế: Không phải nộp báo cáo thuế;
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính: Phải nộp báo cáo thuế.
Có được hoạt động trở lại trước thời hạn khi tạm ngừng kinh doanh không?
Có. Doanh nghiệp thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trước ngày trở lại hoạt động 03 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Lệ phí tạm ngừng kinh doanh hết bao nhiêu? mà Kế toán kiểm toán ACC muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn nắm bắt được đầy đủ các nghĩa vụ tài chính mình phải thực hiện khi tạm ngừng kinh doanh.