Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần một kế toán chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và kiểm soát toàn bộ các hoạt động liên quan đến vật tư, từ khi nhập kho đến khi xuất kho. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và hiểu biết sâu sắc về các quy định kế toán. Người chịu trách nhiệm cho công việc này được gọi là Kế toán vật tư. Qua bài viết dưới đây hãy cùng ACC tìm hiểu Kế toán vật tư là gì? Những công việc của kế toán vật tư?
1. Kế toán vật tư là gì?
Kế toán vật tư là một vị trí kế toán trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm soát các hoạt động mua vào, xuất ra của vật tư. Vật tư bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, … phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán vật tư không chỉ đảm bảo số liệu chính xác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí. Họ thường xuyên phân tích dữ liệu tiêu thụ để dự báo nhu cầu, từ đó giúp doanh nghiệp đặt hàng đúng lúc, tránh lãng phí
2. Kế toán vật tư làm những công việc gì?
Kế toán vật tư là người chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm soát các hoạt động mua vào hay xuất ra của vật tư doanh nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Công việc của kế toán vật tư bao gồm các nhiệm vụ chính sau:
Nhiệm vụ chính | Công việc cụ thể |
Hạch toán tất tần tật mọi thông tin liên quan đến vật tư | + Khi có vật tư là hàng hóa hay nguyên liệu đến, kế toán vật tư chịu trách nhiệm kiểm tra xem lô hàng đó có đầy đủ số lượng không – chất lượng thế nào…
+ Thực hiện hạch toán bằng các bước: – Dò xét, kiểm kê lại tất cả những khoản chi phí liên quan và phát sinh từ lô hàng này dựa trên các hóa đơn, chứng từ và phiếu nhập/xuất hàng – Đo lường và tính toán từ những thông tin đúng đã có – Ghi chép lại đảm bảo đầy đủ, chính xác các số liệu đã tính toán vào sổ kế toán hay các công cụ lưu trữ khác + Đưa ra kết luận xem có cần thay đổi để cân đối lại số lượng vật tư nhập và xuất không để hợp lý |
Thống kê tình hình hàng tồn kho | + Thường xuyên kiểm tra để nắm được số lượng và chất lượng hàng tồn kho nhằm lên kế hoạch bổ sung thêm kịp thời và hợp lý
+ Thực hiện kiểm tra và đối soát số liệu ở thực tế và trên máy tính hay công cụ lưu trữ tương ứng, đảm bảo chính xác và trùng khớp + Thay đổi và cập nhật lại số liệu nếu phát hiện sai sót ngoài thực tế so với trên hệ thống + Lập các báo cáo về hàng tồn kho định kỳ theo tuần/tháng/quý gửi lên bộ phận quản lý + Xử lý trong khả năng quyền hạn, đồng thời báo cáo cấp trên nếu phát hiện chênh lệch hay sự cố nghiêm trọng nhằm kiểm soát tình hình chung của vật tư |
Lập phiếu nhập/xuất kho theo yêu cầu | + Lập phiếu nhập hàng có kèm đề xuất số lượng cần nhập trình ban quản lý phê duyệt khi kho hàng còn thiếu, cần nhập bổ sung thêm
+ Lập phiếu xuất hàng nếu doanh nghiệp là bên xuất/bán hàng hóa cho một doanh nghiệp khác yêu cầu nhập hàng + Các phiếu nhập và xuất hàng cần đầy đủ thông tin về số lượng, giá tiền, tình trạng chất lượng hàng hóa… |
Các công việc khác | + Vệ sinh nơi làm việc, đảm bảo khâu lưu trữ, bảo quản giấy tờ, sổ sách ngăn nắp, khoa học
+ Hỗ trợ bộ phận kho các công việc như thống kê các mặt hàng, sắp xếp hàng hóa… + Lập biên bản kiểm kê và xử lý các vấn đề sai lệch số liệu liên quan đến hàng hóa, đề xuất phương án phù hợp + Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên có liên quan đến nhiệm vụ công việc và chuyên môn của mình. |
Để làm tốt công việc của kế toán vật tư, cần có những kỹ năng về chuyên môn (kiến thức chuyên môn về kế toán vật tư), kỹ năng nghiệp vụ (lập chứng từ, theo dõi nhập xuất tồn, kiểm soát vật tư, hạch toán vật tư), các kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm,giải quyết vấn đề).
3. Mức lương của kế toán vật tư là bao nhiêu?
Mức lương kế toán vật tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, vị trí công việc và khu vực làm việc.
Mức lương của kế toán vật tư thường dao động trong khoảng 5-10 triệu đồng/tháng, cạnh tranh với nhiều ngành nghề khác. Bên cạnh mức lương cơ bản, người làm kế toán vật tư còn có cơ hội nhận được các khoản phụ cấp, thưởng và được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội. Với vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, kế toán vật tư không chỉ có một công việc ổn định mà còn có cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài.
Trên đây là một số thông tin về kế toán vật tư. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn