0764704929

Hồ sơ, thủ tục xin hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Nhu cầu du lịch trong nước ngày càng gia tăng, kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng nhà nghỉ, khách sạn tự phát. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong phạm vi bài viết này, Kế toán kiểm toán ACC xin gửi tới quý khách Hồ sơ, thủ tục xin hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn để nắm bắt đầy đủ nhất nghĩa vụ của mình trước khi kinh doanh nhé!

Hồ sơ, thủ tục xin hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn
Hồ sơ, thủ tục xin hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn

1. Quy định chung về giấy phép kinh doanh khách sạn

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, khách sạn bao gồm:

  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
  • Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
  • Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
  • Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, khách sạn còn được phân loại theo hình thức sở hữu bao gồm: Khách sạn Nhà nước; Khách sạn cổ phần; Khách sạn được thành lập theo công ty Trách nhiệm hữu hạn và Khách sạn tư nhân.

Trước khi đi vào hoạt động, khách sạn cần đảm bảo đầy đủ các giấy phép sau:

CÁC LOẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÁCH SẠN
CÁC LOẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÁCH SẠN
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy;
  • Giấy chứng nhận an ninh trật tự;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường;
  • Giấy phép quyết định tiêu chuẩn sao khách sạn.

Căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017 thì khách sạn phải đáp ứng được các điều kiện sau để được phép kinh doanh:

– Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

– Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của khách sạn quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP gồm:

  • Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
  • Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
  • Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
  • Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
  • Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

2. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn

2.1. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu tại Nghị định;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên/cổ đông cùng góp vốn thành lập;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện);
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nơi đặt trụ sở Công ty.

Phòng đăng ký kinh doanh giao Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

2.2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép PCCC;

– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị;

– Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở;

– Danh sách lực lượng đã qua huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy;

– Phương án chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.​​

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.3. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận an ninh trật tự bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo mẫu số 03 kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

– Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.4. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP;

– Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất;

– Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế).

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 30 – 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

– Bản cam kết bảo vệ môi trường;

– Đơn xin xác nhận Đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường;

– Dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (Bản chính hoặc bản sao công chứng).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trả kết quả trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.6. Thủ tục đề nghị xếp hạng sao cơ sở lưu trú du lịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú;

– Sơ đồ phòng khách sạn;

– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn;

– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên;

– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn;

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y);

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y);

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y);

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (với khách sạn 2 sao trở xuống), Tổng cục du lịch (với khách sạn từ 3 sao trở lên)

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trả kết quả trong vòng 30 – 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh khách sạn tại Kế toán kiểm toán ACC

Đến với Kế toán kiểm toán ACC, quý khách sẽ được cung cấp Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn tốt nhất với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn kinh doanh.

Những lợi ích quý khách sẽ nhận được khi lựa chọn Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn của Kế toán kiểm toán ACC:

  • Tư vấn miễn phí về loại hình đăng ký phù hợp;
  • Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;
  • Cam kết không phát sinh chi phí ngoài hợp đồng;
  • Cam kết với bàn giao kết quả đúng hạn;
  • Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối;
  • Luôn hỗ trợ và chăm sóc sau khi đã hoàn thành dịch vụ.

4. Câu hỏi thường gặp

Các khoản phí, lệ phí phải nộp khi xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Lệ phí khi tiến hành đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký. Cụ thể:

– Đăng ký doanh nghiệp (phí công bố thông tin) là 102.000 đồng/hồ sơ;

– Trường hợp cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là 100.000 đồng/hồ sơ;

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy phải nộp đối với một dự án tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án;

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lần đầu phải nộp cho cơ quan nhà nước là 150.000 đồng/lần;

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự phải nộp cho cơ quan nhà nước là 300.000 đồng/lần.

– Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (bao gồm thẩm định, công nhận mới và thẩm định, công nhận lại) được xác định như sau:

Hạng 1 sao, 2 sao: 1.500.000 VNĐ.

Hạng 3 sao: 2.000.000 VNĐ.

Hạng 4 sao, 5 sao: 3.500.000 VNĐ.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929