Ngày này, điện thoại di động ngày càng phổ biến và là vật dùng liên lạc không thể thiếu của mỗi người. Kinh doanh điện thoại cũng là nghề mà nhiều cá nhân, tổ chức tìm đến. Trong bài viết này, Kế toán kiểm toán ACC gửi tới bạn Thủ tục xin giấy phép kinh doanh điện thoại giúp bạn có hiểu biết toàn diện trước khi kinh doanh mặt hàng này.
1. Kinh doanh điện thoại có phải xin giấy phép không?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
– Cá nhân buôn bán rong;
– Buôn bán vặt, bán quà vặt;
– Buôn chuyến;
– Dịch vụ lưu động có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Đối chiếu với quy định trên, kinh doanh điện thoại phải xin giấy phép do không thuộc diện hoạt động thương mại thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định nói trên. Cơ sở kinh doanh điện thoại phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện kinh doanh điện thoại
Để kinh doanh điện thoại hợp pháp, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh điện thoại như sau:
- Chủ cơ sở phải thuộc đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ doanh nghiệp là loại giấy tờ pháp lý cho hoạt động của cơ sở kinh doanh điện thoại, có ghi nhận về các ngành nghề kinh doanh của cơ sở, do đó phải đảm bảo đăng ký ngành nghề phù hợp. Ngành nghề thường gặp của cửa hàng kinh doanh điện thoại là: Bán buôn, bán lẻ điện thoại, linh kiện, phụ kiện điện thoại, sửa chữa điện thoại;
- Đảm bảo nguồn hàng hợp pháp, chất lượng: Thực tế hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh điện thoại có nguồn hàng bất hợp pháp, mua “chui” từ các thị trường ngoài nước không có giấy tờ. Do đó ảnh hưởng đến tính an toàn, bảo mật khi sử dụng sản phẩm của khách hàng cũng như ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước. Như vậy, để được kinh doanh điện thoại thì nguồn hàng phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp; hàng nhập khẩu thì phải hoàn tất thủ tục hải quan;
- Đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với quy mô: Để kinh doanh sản phẩm điện thoại và linh kiện, phụ kiện, chủ cơ sở phải đảm bảo có địa điểm kinh doanh cố định, cơ sở vật chất đầy đủ gồm giá, kệ, tủ và khu vực thanh toán, sửa chữa… đảm bảo có đủ không gian và cơ sở vận hành hoạt động kinh doanh;
- Đảm bảo quy định về môi trường: Không xả thải chất thải điện tử, nguy hại ra ngoài thị trường. Ví dụ: Pin điện thoại, củ sạc, dây sạc…
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên sẽ giúp cơ sở kinh doanh hợp pháp và từ đó mới phát triển bền vững và có vị thế trên thị trường kinh doanh điện thoại đang dần bão hoà hiện nay.
3. Kinh doanh điện thoại cần các loại giấy phép nào?
Cá nhân, tổ chức kinh doanh điện thoại cần có các loại giấy phép sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh có ngành nghề bán buôn, bán lẻ điện thoại di động;
– Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh điện thoại di động kèm bán sim card hoặc dịch vụ kết nối mạng thì còn cần xin Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh điện thoại
Xin giấy phép kinh doanh điện thoại thực hiện theo quy định sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trường hợp thành lập cơ sở kinh doanh điện thoại theo hình thức hộ kinh doanh, hồ sơ thành lập gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh điện thoại;
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, của các thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên cùng góp vốn thành lập);
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập;
- Bản sao công chứng văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho 1 thành viên đứng tên làm chủ hộ kinh doanh.
Trường hợp thành lập cơ sở kinh doanh điện thoại theo hình thức doanh nghiệp, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu tại Nghị định;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên/cổ đông cùng góp vốn thành lập;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện);
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND quận (huyện) (đối với thành lập theo hình thức hộ kinh doanh) hoặc Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh/Công ty.
Cơ quan đăng ký kinh doanh giao cho chủ cơ sở Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
-
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
5. Các loại thuế phải nộp khi lập hộ kinh doanh điện thoại
Hộ kinh doanh điện thoại khi hoạt động cần nộp các khoản thuế, lệ phí sau:
5.1. Lệ phí môn bài
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP:
– Hộ kinh doanh thành lập kể từ ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập;
– Thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
– Mức lệ phí môn bài quy định như sau:
- Doanh thu trên 100 triệu đồng – 300 triệu đồng nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm;
- Doanh thu từ trên 300 triệu đồng – 500 triệu đồng nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 500 triệu đồng nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm.
5.2. Thuế thu nhập cá nhân
Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng với cửa hàng kinh doanh điện thoại là 0,5%.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế x Thuế suất.
5.3. Thuế giá trị gia tăng
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng với cửa hàng kinh doanh điện thoại là 1%.
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế x Thuế suất.
Hộ kinh doanh chỉ nộp thuế khi doanh thu > 100 triệu đồng/năm. Mức lệ phí môn bài tính theo mức vốn điều lệ và được miễn trong năm đầu thành lập. Tổng mức thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 1,5% trên doanh thu tính thuế.
6. Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh điện thoại không có giấy phép kinh doanh thì bị phạt thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thời gian cấp đăng ký kinh doanh của cửa hàng kinh doanh điện thoại?
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là tư vấn của Kế toán kiểm toán ACC Thủ tục xin giấy phép kinh doanh điện thoại. Hi vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu điều kiện, thủ tục và các loại giấy phép cần thực hiện khi mở cửa hàng kinh doanh điện thoại.