0764704929

Quy định về việc đứng tên giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là loại “giấy khai sinh” để một doanh nghiệp đi vào hoạt động và trên đó sẽ thể hiện thông tin người chịu trách nhiệm vận hành doanh nghiệp đó. Vậy Quy định về việc đứng tên giấy phép kinh doanh như thế nào? Xin mời quý khách hàng cùng Kế toán kiểm toán ACC tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan.

Quy định về việc đứng tên giấy phép kinh doanh
Quy định về việc đứng tên giấy phép kinh doanh

1. Quy định về việc đứng tên giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, ghi nhận thông tin về loại hình, tên, địa chỉ, vốn, thông tin người đại diện và chủ sở hữu…

Người đại diện theo pháp luật có thể là chủ sở hữu, thành viên/cổ đông góp vốn hoặc do doanh nghiệp thuê theo dạng hợp đồng, chịu trách nhiệm thay mặt công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của công ty hoặc thực hiện các quyền nghĩa vụ tố tụng, quyền nghĩa vụ khác của công ty.

Như vậy, người đứng tên trên giấy phép kinh doanh được hiểu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện sau: 

– Hiện nay có 2 loại hình doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện là Công ty Cổ phần và Công ty TNHH. Số lượng, phạm vi quyền hạn của từng đại diện sẽ được ghi nhận trong Điều lệ Công ty. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ ghi nhận cụ thể thông tin người đại diện – người có quyền “thay mặt” công ty trong các giao dịch.

– Người đại diện theo pháp luật không bắt buộc là công dân Việt Nam, có thể là người nước ngoài. Nhưng phải bảo đảm ít nhất một người cư trú tại Việt Nam. Khi xuất cảnh thì phải có uỷ quyền cho người khác tại Việt Nam và vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của người nhận uỷ quyền.

Trường hợp kéo dài thời hạn đại diện thì chỉ được kéo dài đến khi có sự thay đổi về đại diện. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật và cập nhật thông tin này trên giấy phép kinh doanh.

2. Người đứng tên giấy phép kinh doanh có quyền gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật giữ các chức danh như chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc. Quyền của người đại diện sẽ được thực hiện tương ứng theo chức danh mà người đó nắm giữ.

Nhìn chung, các quyền của người đại diện pháp luật bao gồm:

  • Điều hành, quản lý và đưa ra các quyết định quản trị;
  • Thay mặt doanh nghiệp ra quyết định ký kết hợp đồng với các đối tác;
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hưởng lương và các chế độ khác theo quy định và quy chế công ty;
  • Các quyền khác theo điều lệ doanh nghiệp.

Như vậy, kể cả trường hợp người đại diện không góp vốn, mua cổ phần nhưng cũng có quyền quyết định đối với vận hành của công ty.

3. Có được đứng tên trên giấy phép kinh doanh thay người khác hoặc thuê người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh thay không?

Không nên đứng tên trên giấy phép kinh doanh thay người khác hoặc thuê người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh thay. Rủi ro khi thuê hoặc nhờ người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh có thể ảnh hưởng lớn đến cả thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty và người đứng tên hộ, cụ thể như sau:

3.1. Đối với người đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh

Trường hợp người đứng tên hộ không có kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp mà chỉ ký tá, quyết định theo chỉ đạo thì bản thân họ sẽ phải chịu các rủi ro sau:

  • Trách nhiệm pháp lý nói chung: Khi công ty thực hiện hành vi vi phạm thì bản thân người đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm làm việc, giải trình và gánh chịu hậu quả pháp lý tương ứng với hành vi;
  • Trách nhiệm hành chính, hình sự: Hiện tại pháp luật đã có quy định về trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội và có tính đến trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật;
  • Trách nhiệm tài chính: Trường hợp công ty nợ thuế, bảo hiểm, bỏ trốn khỏi địa chỉ thì tự động công ty thuộc diện rủi ro và khả năng lập doanh nghiệp mới của người đứng tên hộ là rất khó bởi cũng thuộc đối tượng theo dõi của cơ quan thuế, bảo hiểm…
  • Khó khăn khi xuất ngoại: Nếu công ty vi phạm pháp luật, đặc biệt là pháp luật thuế, trong nhiều trường hợp, người đại diện theo pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất cảnh.

3.2. Đối với người nhờ người khác đứng tên

Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức nhờ người khác đứng tên giấy phép kinh doanh có thể gặp các rủi ro như:

  • Người được nhờ lạm quyền, vi phạm pháp luật hoặc nhân thân xấu: Dễ đưa doanh nghiệp vào các tình trạng rủi ro không chỉ về tài chính mà còn về thuế, bảo hiểm…
  • Người được nhờ không muốn tiếp tục làm người đại diện: Công ty phải nhanh chóng tìm người thay thế và thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Trường hợp chưa thể tìm người thay thế thì phải thực hiện uỷ quyền – đây chỉ là biện pháp tạm thời vì còn ràng buộc với người cũ;
  • Người được nhờ gặp sự cố hoặc phải xuất cảnh… dẫn tới không thể tiếp tục: Tương tự như trên, doanh nghiệp cũng phải mau chóng tìm người thay thế và dễ dẫn đến xáo trộn trong quản lý doanh nghiệp;
  • Trường hợp người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên hộ cũng kéo theo những rủi ro nếu phát sinh tranh chấp giữa hai bên, thậm chí mất quyền kiểm soát công ty; Nguy cơ người đại diện Việt Nam lừa dối, lạm quyền gây khó khăn trong quản lý doanh nghiệp của người nước ngoài.
Rủi ro khi thuê hoặc nhờ người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Rủi ro khi thuê hoặc nhờ người khác đứng tên trên giấy phép kinh doanh

4. Mức xử phạt hành vi nhờ đứng tên giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, việc nhờ người khác đứng tên hộ trên giấy phép kinh doanh hoặc tự ý sử dụng giấy tờ của người khác nhằm giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kê khai không trung thực để người đại diện thay có thể bị xử phạt cụ thể như sau:

  • Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
  • Cá nhân bằng ½ tổ chức.

Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định.

  1. Câu hỏi thường gặp

Một người có thể đứng tên bao nhiêu công ty?

Luật Doanh nghiệp 2020 không hạn chế số lượng công ty mà một người có thể đứng tên. Miễn là người đó không thuộc các trường hợp cấm là người quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định.

Có thể thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh không?

Có nhưng phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật trong 10 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi.

Giấy phép kinh doanh đứng tên 2 người có được không?

Có. Như đã phân tích ở mục 1, trường hợp công ty cổ phần và công ty TNHH thì có thể có hai người đại diện và đều được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể phạm vi đại diện được ghi nhận trong Điều lệ.

Nếu người đứng tên hộ bị cơ quan chức năng điều tra, công ty có bị ảnh hưởng không?

Có. Trường hợp công ty chỉ có một đại diện thì trong thời gian người đó bị điều tra, công ty sẽ không có người quản lý, điều hành dẫn đến khó khăn trong vận hành công ty.

Trên đây là tư vấn của Kế toán kiểm toán ACC về Quy định về việc đứng tên Giấy phép kinh doanh. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có nhìn nhận toàn diện về vấn đề này.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929