Khấu hao là gì? Có mấy phương pháp khấu hao? Khấu hao tài sản cố định là một quy trình quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Và để thực hiện khấu hao một cách chính xác và hiệu quả, việc nắm vững cách hạch toán theo tài khoản 214 là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này,ACC sẽ nói rõ hơn về khấu hao là gì? Có mấy phương pháp khấu hao để bạn nắm rõ thông tin hơn nhé.
1. Khấu hao là gì?
Khấu hao tài sản cố định là gì? Khấu hao được hiểu là ước tính phần giá trị giảm đi của tài sản cố định trong năm tài chính.
Ví dụ, đối với các tài sản hữu hình như tòa nhà, trang thiết bị, phương tiện đi lại, v.v, giá trị của các tài sản này sẽ bị giảm dần theo thời gian do hao mòn từ việc sử dụng tài sản và lỗi thời.
Các chuẩn mực kế toán không cho phép chúng ta tính chi phí toàn bộ giá trị của tài sản trong năm được mua, bởi giá trị của nó được tính toán trong một thời gian nhất định – thời gian sử dụng dự kiến.
Khi chi phí này được ghi nhận trên income statement (báo kết quả hoạt động kinh doanh), giá trị trên bảng cân đối tài sản sẽ giảm. Điều này sẽ tiếp tục cho tới khi giá trị của tài sản được tính vào chi phí đầy đủ hoặc tài sản được bán đi/ thay mới.
Doanh nghiệp cần cân nhắc giá trị giảm dần khi phân tích hiệu suất và quyết định chi phí để sản xuất và cung cấp sản dịch vụ. Điều này cho phép họ xây dựng nguồn dự trữ để thay thế những tài sản không còn sử dụng hiệu quả nữa.
Khi chi phí khấu hao được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị của tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế kế toán sẽ giảm một lượng tương đương.
2. Ý nghĩa của khấu hao là gì?
2.1 Ý nghĩa về kinh tế
Hao mòn tài sản cố định là điều không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng tài sản. Trên thực tế, việc xác định mức độ hao mòn khá khó khăn, và cần nhiều thời gian để quản lý, theo dõi.
Khi đó, trích khấu hao tài sản cố định là một hướng giải quyết hiệu quả vấn đề này. Qua đây, doanh nghiệp có thể phản ánh được giá trị thực của tài sản cố định, phần khấu hao này được tính vào chi phí doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2 Ý nghĩa về tài chính
Khấu hao về tài chính được hiểu là dù tài sản cố định hao mòn ra sao thì đều được tính bằng tiền. Nếu bán đi, khoản tiền này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hay quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
3. 3 phương pháp tính khấu hao tài sản
Theo nghiệp vụ kế toán, có 3 phương pháp để tính khấu hao tài sản đang được áp dụng. Mỗi cách tính sẽ sử dụng các yếu tố khác nhau, cũng như mang lại khác nhau nhau.
Trong trường hợp có sự thay đổi đáng kể trong cách sử dụng tài sản nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, thì phương pháp tính khấu hao được thay đổi và mức khấu sẽ được tính cho năm hiện hành hoặc năm sau đó.
3.1 Khấu hao tuyến tính (Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng)
Phương pháp này dùng để tính toán mức độ hao mòn của một tài sản cố định theo thời gian cụ thể.
Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Chi phí khấu hao mỗi năm = Nguyên giá tài sản cố định/thời gian khấu hao.
Trong đó, mức trích khấu hao trung bình mỗi tháng bằng số khấu hao phải trích chia cho 12 tháng trong năm.
Phương pháp này khá đơn giản, tính chính xác cao mà số dư giảm dần kép, do đó thường được các kế toán ưu tiên sử dụng.
Phương pháp này cũng được sử dụng nhiều cho sổ sách của các doanh nghiệp, dù cách tính này giảm dần hai lần hoặc tổng năm. Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng dẫn đến việc xóa sổ nhiều hơn gần đầu vòng đời của một tài sản nhất định.
Ví dụ, một người mua chiếc xe máy với giá 50 triệu, sau 5 năm sử dụng, họ quyết định bán lại với giá 10 triệu. Có thể thấy, chi phí khấu hao của tài sản này là 40 triệu đồng.
Khi đó, chi phí khấu hao hàng năm áp dụng theo phương pháp tính khấu hao tuyến tính = 40/5 = 8 triệu/năm (0.67 triệu/tháng).
3.2 Khấu hao theo số dư giảm dần
Khấu hao theo số dư giảm dần là hệ thống khấu hao tăng tốc, ghi lại chi phí khấu hao lớn trong các năm đầu của tài sản và nhỏ dần trong các năm tiếp theo.
Khác với phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, cách tính này phù hợp với các tài sản có giá trị trong sổ sách giảm dần đều theo thời gian. Phương pháp này đánh giá chính xác khấu hao vì tài sản thường có giá trị sản xuất cao hơn trong những năm đầu và giảm dần về sau.
Chẳng hạn, với một chiếc xe máy mới, trong thời gian đầu, nó sẽ hoạt động trơn tru và các chức năng đều tốt, nhờ đó giá trị mang đến cũng cao hơn, và người dùng không phải tốn chi phí bảo dưỡng.
Công thức tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần là:
Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính toán * tỷ lệ khấu hao nhanh.
Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng * hệ số điều chỉnh.
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng (%) = (1/thời gian trích khấu hao)*100
3.3 Khấu hao theo khối lượng của sản phẩm
Phương pháp này tính giá trị hao mòn của tài sản theo thời gian. Theo đó, nó trích khấu hao nhiều hơn trong các năm tài sản được dùng nhiều.
Khi nào nên áp dụng phương pháp tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm? Theo đó, để áp dụng phương pháp này khi
- Tài sản cố định có tham gia vào quá trình sản xuất.
- Doanh nghiệp cũng cần xác định được số lượng, và khối lượng sản phẩm được tài sản cố định tham gia sản xuất ra.
- Công suất sử dụng bình quân tài không dưới 100% công suất thiết kế.
Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân trên một đơn vị sản phẩm
Trong đó,
- Mức trích khấu hao bình quân trên một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định chia cho sản lượng theo công suất thiết kế.
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Tổng mức trích khấu hao của 12 tháng, hoặc được tính theo công thức như sau:
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm nhân với mức trích khấu hao bình quân trên một đơn vị sản phẩm
4. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một vấn đề liên quan được nhiều người quan tâm:
4.1 Khấu hao có phải là chi phí không?
Khấu hao là chi phí không dùng tiền mặt, hay được hiểu là nó không yêu cầu tiền mặt nhưng nó làm giảm giá trị của tài sản. Do vậy, vì chi phí đã phát sinh nên việc khấu hao không ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao được ghi nhận vào income statement (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Nó làm giảm thu nhập trước thuế và giảm số thuế mà doanh nghiệp phải trả.
4.2 Tài sản vô hình có khấu hao không?
Tài sản vô hình như trademark (nhãn hiệu) mối quan hệ với khách hàng, v.v của doanh nghiệp sẽ tồn tại mãi mãi nếu doanh nghiệp còn hoạt động. Các tài sản này không thể bị khấu hao trên bảng cân đối kế toán nhưng giá trị có thể thay đổi.
4.3 khấu hao lũy kế là gì?
Khấu hao lũy kế là tổng giá trị của khấu hao đã tích lũy trên tài sản cố định hoặc tài sản không cố định trong suốt thời gian chúng được sử dụng. Đây là một khái niệm kế toán quan trọng, thể hiện tổng số tiền đã được trích khấu hao từ giá trị ban đầu của tài sản, theo dõi quá trình mất giá trị theo thời gian
4.4 Khấu hao tiếng Anh là gì?
Thuật ngữ khấu hao trong tiếng Anh là Depreciation.
Trên đây là một số thông tin về khấu hao là gì và các phương pháp khấu hao tài sản cố định. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn