Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, đóng vai trò trực tiếp vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận. Cùng Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC tìm hiểu về dạng bài tập kế toán hàng tồn kho có lời giải nhé!
1. Lý thuyết chung về hàng tồn kho
1.1. Khái niệm
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Lưu ý: Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công… không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
1.2. Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
- Phương pháp đích danh
- Phương pháp bình quân gia truyền
- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)
1.3. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá HTK trong kỳ = Trị giá HTK đầu kỳ + Tổng giá trị hàng nhập kho trong kỳ – Trị giá HTK cuối kỳ |
2. Bài tập kế toán hàng tồn kho có lời giải
Công ty Sản xuất Bánh kẹo Hồng Anh tính VAT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập và xuất vật liệu như sau:
- Tồn đầu tháng: VL A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ
- Trong tháng:
NV1. Mua 500kg VLA, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VLB, đơn giá chưa thuế 21.000đ/kg; thuế suất VAT của VL A và VL B là 10%; VL nhập kho đủ, tiền chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó VAT 16.000đ phân bổ cho 2 loại VL theo khối lượng.
NV2. Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp sản xuất sản phẩm.
NV3. Dùng TGNH trả nợ người bán ở NV1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế.
NV4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.
NV5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế là 61.000đ/kg và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế là 19.000đ/kg do người bán chuyển đến, VAT là 10%, đã thanh toán đủ bằng chuyển khoản.
NV6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VLB vào trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Tính toán và trình bày bút toán ghi sổ tình hình trên theo hệ thống KKTX với các phương pháp tính giá trị HTK: FIFO, LIFO, bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân gia quyền cuối kỳ.
Hướng dẫn giải:
Đầu kỳ
A = 800 x 60.000 = 48.000.000 |
B = 200 x 20.000 = 4.000.000 |
NV1. Nhập kho
Nợ TK 152 (A): 31.000.000
Nợ TK 133 (A): 3.100.000 Có TK 331: 34.100.000 |
Nợ TK 152 (B): 6.300.000
Nợ TK 133 (B): 630.000 Có TK 331: 6.930.000 |
Nợ TK 152 (A): 100.000
Nợ TK 152 (B): 60.000 Nợ TK 331: 15.000 Có TK 111: 176.000 |
Giá VL A (đã tính chi phí vận chuyển): 62.200đ/kg
Giá VL B (đã tính chi phí vận chuyển): 21.200đ/kg |
NV2. Xuất kho
Phương pháp FIFO
Nợ TK 621: 66.560.000 Có TK 152 (A): 60.440.000 (800 x 60.000 + 200 x 62.200) Có TK 152 (B): 6.120.000 (200 x 20.000 + 100 x 21.200) |
Phương pháp LIFO
Nợ TK 621: 67.460.000 Có TK 152 (A): 61.100.000 (500 x 62.200 + 500 x 60.000) Có TK 152 (B): 6.360.000 (300 x 21.200) |
Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
Giá TB của VL A: 60.850 [(800 x 60.000 + 500 x 62.200)/(800+500)] Giá TB của VL B: 20.720 [(200 x 20.000 + 300 x 21.200)/(200 + 300)] Nợ TK 621: 67.066.000 Có TK 152 (A): 60.850.000 (1.000 x 60.850) Có TK 152 (B): 6.216.000 (300 x 20.720) |
Phương pháp tính bình quân cuối kỳ
Giá TB của VL A: 60.900 [(800 x 60.000 + 500 x 62.200 + 700 x 61.000)/(800 + 500 + 700)] Giá TB của VL B: 19.720 [(200 x 20.000 + 300 x 21.200 + 700 x 19.000)/(200 + 300 + 700)] Nợ TK 621: 66.816.000 Có TK 152 (A): 60.900.000 (1.000 x 60.900) Có TK 152 (B): 5.916.000 (300 x 19.720) |
NV3. Trả tiền
Nợ TK 331: 373.000 (31.000.000 + 6.300.000) x 1%
Có TK 515: 373.000 |
Nợ TK 331: 40.657.000 (34.100.000 + 6.930.000) – 373.000
Có TK 112: 40. 657.000 |
NV4. Xuất kho
Phương pháp FIFO
Nợ TK 642: 1.060.000 (50 x 21.200) Có TK 152 (B): 1.060.000 |
Phương pháp LIFO
Nợ TK 642: 1.000.000 (50 x 20.000) Có TK 152 (B): 1.000.000 |
Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
Nợ TK 642: 1.036.000 (50 x 20.720) Có TK 152 (B): 1.036.000 |
Phương pháp bình quân cuối kỳ
Nợ TK 642: 986.000 (50 x 19.720) Có TK 152 (B): 986.000 |
NV5. Nhập kho
Nợ TK 152 (A): 42.700.000 (700 x 61.000)
Nợ TK 152 (B): 13.300.000 (700 x 19.000) Nợ TK 133: 5.600.000 (42.700.000 + 13.300.000) x 10% Có TK 112: 61.600.000 |
NV6. Xuất kho
Phương pháp FIFO
Nợ TK 621: 44.890.000 Có TK 152 (A): 36.960.000 (300 x 62.200 + 300 x 61.000) Có TK 152 (B): 7.930.000 (150 x 21.200 + 250 x 19.000) |
Phương pháp LIFO
Nợ TK 621: 44.200.000 Có TK 152 (A): 36.600.000 (600 x 61.000) Có TK 152 (B): 7.600.000 (400 x 19.000) |
Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
Giá TB của VL A: 60.960 (300 x 60.850 + 700 x 61.000)/(300 + 700) Giá TB VL B: 19.300 (150 x 20.720 + 700 x 19.000)/(150 + 700) Nợ TK 621: 44.296.000 Có TK 152 (A): 36.576.000 (600 x 60.960) Có TK 152 (B): 7.720.000 (400 x 19.300) |
Phương pháp bình quân cuối kỳ
Nợ TK 621: 44.428.000 Có TK 152 (A): 36.540.000 (600 x 60.960) Có TK 152 (B): 7.888.000 (400 x 19.300) |
Trên đây Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về Bài tập và đáp án kế toán hàng tồn kho. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.