Kinh doanh nhỏ có cần giấy phép không?

Quý khách đang có nhu cầu mở cửa hàng nhỏ để kinh doanh hay đơn giản chỉ là bán hàng rong, bán hàng online nhưng chưa biết liệu mình có cần xin giấy phép kinh doanh hay không? Kế toán Kiểm toán Thuế ACC xin gửi tới bạn bài viết Kinh doanh nhỏ có cần giấy phép không? để giải đáp thắc mắc và giúp bạn an tâm khi kinh doanh.

Kinh doanh nhỏ có cần giấy phép không
Kinh doanh nhỏ có cần giấy phép không

1. Kinh doanh nhỏ có cần giấy phép không?

Tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh: Là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân”.

Cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, kinh doanh nhỏ thuộc các đối tượng kể trên không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, mọi đối tượng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ vẫn phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định. Đồng thời, dù không phải đăng ký kinh doanh thì vẫn phải tuân thủ quy định về thuế, phí, lệ phí, an toàn và vệ sinh môi trường, tuân thủ trật tự đô thị,…

2. Nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp?

Nếu bạn thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh thì đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp có lợi hơn? 

Trước đây pháp luật quy định cơ sở kinh doanh sử dụng dưới 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Còn nếu cơ sở kinh doanh sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã không còn giới hạn số lao động mà hộ kinh doanh được phép sử dụng. Do đó, nếu hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động thì cũng không phải chuyển sang đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Như vậy, không thể chỉ dựa vào số lượng lao động mà chúng ta cần phải so sánh những ưu nhược điểm của 2 loại hình này để có lựa chọn phù hợp. 

Nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp
Nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp

2.1. Thành lập doanh nghiệp 

– Ưu điểm: 

  • Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và dấu công ty;
  • Nếu đăng ký thành lập công ty TNHH hoặc thành lập công ty cổ phần, chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký nên không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty;
  • Được xuất hóa đơn giá trị gia tăng, được khấu trừ thuế GTGT;
  • Dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng hoạt động kinh doanh;
  • Được quyền xuất, nhập khẩu;
  • 01 người có thể đăng ký nhiều công ty.

– Nhược điểm:

  • Chế độ kế toán phức tạp;
  • Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế (thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) với mức thuế suất cao.

2.2. Thành lập hộ kinh doanh cá thể

– Ưu điểm: 

  • Thủ tục đăng ký đơn giản;
  • Thủ tục thuế đơn giản, không phải báo cáo thuế;
  • Chỉ cần đóng 3 loại thuế, phí là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân;
  • Mô hình kinh doanh đơn giản nên không yêu cầu nhiều vốn.

– Nhược điểm:

  • Không có tính pháp nhân (chỉ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
  • Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
  • Không dễ huy động vốn, mở rộng kinh doanh.

Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp phụ thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.

– Doanh nghiệp: Phù hợp với những ai có định hướng phát triển, mở rộng kinh doanh, cần huy động vốn và có khả năng quản lý tài chính.

– Hộ kinh doanh cá thể: Phù hợp với những ai kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít, muốn quản lý đơn giản.

3. Xử lý vi phạm khi kinh doanh nhưng không đăng ký

Căn cứ theo Điều 6  Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm nói trên trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

>>>> Tham khảo Giấy phép kinh doanh có phải là mã số thuế không? để biết thêm thông tin nhé!

4. Dịch vụ đăng ký kinh doanh của Kế toán kiểm toán ACC

Kế toán kiểm toán ACC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp, giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí với những ưu điểm như sau:

  • Kế toán kiểm toán ACC với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều thủ tục đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
  • Chúng tôi có quy trình tiếp nhận, tư vấn và xử lý hồ sơ rõ ràng, đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng và hợp pháp. 
  • Kế toán kiểm toán ACC sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, giải quyết các khó khăn của khách hàng trong quá trình thực hiện đăng ký.
  • Đồng thời, tại Kế toán kiểm toán ACC, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh với chi phí hợp lý, cạnh tranh và minh bạch, giúp khách hàng tiết kiệm được nguồn tài chính mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Kế toán kiểm toán ACC luôn đồng hành với quý khách hàng trong quá trình đăng ký kinh doanh, đảm bảo tính nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo pháp lý.

5. Câu hỏi thường gặp

Giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu?

Giấy phép kinh doanh thông thường không có thời hạn, nhưng bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và duy trì hoạt động kinh doanh hợp pháp để tránh việc giấy phép bị thu hồi.

Có thể sử dụng nhà riêng làm cơ sở kinh doanh không?

Có thể, nhưng nhà riêng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng cháy chữa cháy, và tuân thủ quy hoạch sử dụng đất theo pháp luật. Đồng thời không được dùng nhà riêng là chung cư có mục đích để ở để làm cơ sở kinh doanh.

Nếu kinh doanh nhỏ mà không đăng ký thì có ảnh hưởng gì không?

Có, có thể bị xử phạt, không thể mở rộng kinh doanh hoặc ký hợp đồng hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Kinh doanh nhỏ có cần giấy phép không? Kế toán Kiểm toán Thuế ACC muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn an tâm khi kinh doanh.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *