Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội 4.0, nhu cầu kết nối internet của con người ngày càng nhiều. Hoà nhập với xu thế chung, nhiều cá nhân, tổ chức tìm đến phương án kinh doanh internet. Vậy Kinh doanh internet không có giấy phép có bị xử phạt không? Mời quý khách hàng cùng tìm hiểu với Kế toán kiểm toán ACC nhé!
1. Kinh doanh internet có cần xin giấy phép kinh doanh không?
Theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, có thể xác định: Kinh doanh internet là một loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và để được cấp phép thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp, có đăng ký ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên internet;
– Đã đăng ký tên miền để kinh doanh internet;
– Duy trì được năng lực tài chính và năng lực nhân lực trong suốt quá trình hoạt động theo quy mô đăng ký;
– Có kỹ thuật và hệ thống thiết bị bảo đảm lưu trữ, cập nhật thông tin người dùng;
– Có phương án bảo đảm bảo mật thông tin khách hàng và an toàn an ninh mạng; Có các thiết bị và phương án sao lưu dữ liệu để phòng trừ sự cố xảy ra; Có phương án đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng;
– Có hệ thống phân loại trò chơi phù hợp với độ tuổi; Có dòng tin khuyến cáo về việc lạm dụng trò chơi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trên màn hình trong suốt thời gian sử dụng.
2. Kinh doanh internet không có giấy phép có bị xử phạt không?
Kinh doanh dịch vụ internet không có giấy phép kinh doanh sẽ không đủ điều kiện hoạt động và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với:
– Mở điểm cung cấp dịch vụ internet mà không có giấy phép hợp lệ;
– Điểm cung cấp dịch vụ internet không có hợp đồng đại lý Internet hoặc không có xác nhận từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet;
– Điểm cung cấp dịch vụ internet không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động.
Ngoài ra, cơ sở vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh internet
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh internet
Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ Internet tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 25/2011/NĐ-CP và điểm a Khoản 5 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2016/NÐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần bổ sung thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Bản sao Điều lệ có đóng dấu treo của doanh nghiệp;
– Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép gồm:
- Loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; giá cước dịch vụ; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu;
- Tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư phương án huy động vốn; nhân lực; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ theo quy định pháp luật;
– Kế hoạch kỹ thuật trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép gồm:
- Cấu hình mạng viễn thông sẽ sử dụng theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng;
- Phân tích năng lực mạng và thiết bị viễn thông; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Kết nối viễn thông; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ; biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ cơ sở nộp hồ sơ tại Sở Thông tin và truyền thông nơi đặt trụ sở.
Bước 3: Sở Thông tin và truyền thông thẩm định hồ sơ và trả kết quả
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Thông tin và truyền thông xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và truyền thông thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm thực hiện giấy phép;
– Trường hợp từ chối cấp phép, Sở Thông tin và truyền thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp biết.
4. Câu hỏi thường gặp
Đối tượng nào bị xử phạt khi kinh doanh internet không có giấy phép?
Việc xử phạt khi kinh doanh internet không có giấy phép áp dụng với:
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh không có giấy phép;
– Tổ chức, cá nhân quản lý, thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh internet nhưng không quản lý, thanh kiểm tra hoặc có quản lý, thanh kiểm tra nhưng không đúng quy định.
Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt khi kinh doanh internet không có giấy phép?
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt là Sở Thông tin và Truyền thông nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ internet.
Trên đây là tư vấn của Kế toán kiểm toán ACC về Kinh doanh internet không có giấy phép có bị xử phạt không? Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có định hướng cụ thể khi dự định kinh doanh loại hình này.