Việc một người đứng ra thành lập nhiều công ty kinh doanh những ngành nghề khác nhau hiện nay không phải hiếm bởi tâm lý muốn phân loại doanh nghiệp để tránh rủi ro cho công ty do mình là người đại diện của nhiều chủ doanh nghiệp. Vậy 1 người đứng tên 2 giấy phép kinh doanh có được không? Xin mời quý khách cùng Kế toán kiểm toán ACC tìm hiểu nhé.
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?
Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân thay mặt (đại diện) cho doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, bao gồm các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch; quyền, nghĩa vụ khi tham gia tố tụng tại các cơ quan Trọng tài, Toà án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Có hai loại hình doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Số lượng người đại diện, chức danh, phân quyền, nghĩa vụ của mỗi người đại diện được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định cụ thể, mỗi đại diện đều có đủ thẩm quyền của đại diện trước bên thứ ba và cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.
2. Một người đứng tên hai giấy phép kinh doanh có được không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định hạn chế quyền đứng tên (hay còn gọi là quyền làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) đối với một người. Do đó, một người có thể đứng tên hai giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, dù ở vai trò người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nào, người đó cũng phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một người đại diện theo hướng dẫn tại Mục 3 Bài viết này.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật tuân thủ theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp như sau:
– Bảo đảm tính trung thực: Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Bảo đảm không mưu lợi cá nhân: Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo: Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
4. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc chính người đại diện có nhu cầu và được chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông/hội đồng quản trị thông qua thì có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tuân thủ quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:
– Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
– Biên bản họp và nghị quyết/quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật:
- Đối với Công ty TNHH một thành viên: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty;
- Đối với Công ty TNHH hai thành viên: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên;
- Đối với Công ty Cổ phần: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (nếu thay đổi người đại diện dẫn đến thay đổi Điều lệ) hoặc Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị (nếu thay đổi người đại diện không dẫn đến thay đổi Điều lệ, ngoài họ tên chữ ký người đại diện).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nơi đặt trụ sở Công ty.
Cơ quan đăng ký kinh doanh giao Giấy biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
5. Câu hỏi thường gặp
Một người có thể đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo quy định của pháp luật hiện hành thì mỗi cá nhân chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
Ai là người đại diện theo pháp luật khi hai người cùng góp vốn thành lập công ty?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có thể có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật. Do đó các thành viên/cổ đông góp vốn có thể thoả thuận với nhau để chọn ra một người đại diện hoặc cả hai đều làm đại diện và nên có phân quyền rõ ràng trong Điều lệ Công ty.
Trên đây là tư vấn của Kế toán kiểm toán ACC về 1 người đứng tên 2 giấy phép kinh doanh có được không? Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp, mời quý khách vui lòng liên hệ website.