0764704929

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu phục vụ nghiên cứu, hội thảo, hội nghị có xu hướng nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh. Vậy Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh như thế nào? Kế toán kiểm toán ACC xin gửi tới quý khách hàng bài viết liên quan để cùng nắm bắt rõ.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

1. Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

Theo Điều 42 Luật Xuất bản 2012 quy định các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

– Các loại xuất bản phẩm chỉ cần làm thủ tục hải quan:

  • Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
  • Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
  • Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
  • Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;

Các xuất bản phẩm nói trên sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu.

Xuất bản phẩm có nội dung sau không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức:

  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2. Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

Căn cứ Điều 12 Nghị định 195/2013/NĐ-CP: Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật xuất bản bao gồm:

– Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;

– Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

– Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

– Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;

– Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

– Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.

3. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Xuất bản 2012 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh (Mẫu số 30, Phụ lục Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT).

– Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh nhập khẩu (Mẫu số 31, Phụ lục Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ nói trên, cá nhân, tổ chức, cơ quan có nhu cầu nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo mục 4 Bài viết này.

Có ba cách thức nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông.
  • Nộp qua hệ thống bưu chính.
  • Nộp trực tuyến qua website: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/ (chỉ áp dụng tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội).

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép

  • Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thời gian giải quyết là 23 ngày làm việc kể từ khi nhận được bổ sung để thẩm định nội dung.

4. Thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh?

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Xuất bản 2012 quy định: Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gửi tới:

– Nếu cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

– Nếu cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.

5. Câu hỏi thường gặp

Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh là bao nhiêu?

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ (theo Thông tư số 214/2016/TT-BTC). Từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 thực hiện theo Thông tư số 43/2024/TT-BT, lệ phí giảm còn: 25.000 đồng/hồ sơ.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929