0764704929

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán mới nhất

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải tuân thủ các quy định pháp luật chặt chẽ. Nắm vững quy định là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp kế toán phát triển bền vững. Bài viết dưới đây của Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những cập nhật này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quy định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán mới nhất
Quy định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán mới nhất

1. Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
  • Có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 thành viên hợp danh hoặc 02 kế toán viên phải là kế toán viên hành nghề tùy thuộc vào mô hình của mỗi doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật đồng thời là giám đốc đối với công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc phải là kế toán viên hành nghề.
  • Doanh nghiệp không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

2. Một số quy định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

2.1 Quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Các cá nhân đủ điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thông qua doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có chứng chỉ kế toán viên hoặc kiểm toán viên hợp pháp;
  • Đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc kiểm toán tính từ khi tốt nghiệp đại học;
  • Hoàn thành đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định pháp luật.

2.2 Quy định đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán 

Theo Điều 59 của Luật Kế toán 2015, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hiện chỉ được phép hoạt động dưới các loại hình sau:

  • Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không còn được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên như trước đây.

Đặc biệt, Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam (Điều Khoản 3 Điều 59 Luật Kế Toán 2015).

2.3 Quy định về thông báo thay đổi thông tin đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

Trong vòng 10 ngày kể từ khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các nội dung sau, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính:

  • Danh sách các kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp;
  • Không đáp ứng một phần hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã nêu tại mục 5;
  • Thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Thay đổi giám đốc, tổng giám đốc, người đại diện pháp luật, hoặc tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
  • Tạm ngừng hoạt động dịch vụ kế toán;
  • Thành lập mới, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ chi nhánh cung cấp dịch vụ kế toán;
  • Thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc giải thể doanh nghiệp.

Đối với hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, cũng cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong vòng 10 ngày khi có thay đổi về:

  • Danh sách kế toán viên hành nghề;
  • Thay đổi tên hoặc địa chỉ hộ kinh doanh;
  • Tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động dịch vụ kế toán.

2.4 Quy định đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh dich vụ kế toán

– Doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán nếu:

  • Không đảm bảo một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong vòng 03 tháng liên tục.
  • Có vi phạm về chuyên môn hoặc vi phạm các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tế.

– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi:

  • Kê khai sai sự thật, hoặc có hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ để đạt được điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
  • Không thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong suốt 12 tháng liên tục.
  • Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm dẫn đến bị đình chỉ trong vòng 60 ngày kể từ khi bị đình chỉ.
  • Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản hoặc tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các loại giấy tờ tương tự có giá trị pháp lý.
  • Làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hoặc thông đồng để cung cấp thông tin, số liệu không chính xác.
  • Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán có nghĩa vụ gì?

Dưới đây là một số nghĩa vụ quan trọng mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán cần tuân thủ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và hợp pháp:

  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ: Doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật, bao gồm việc thực hiện các công việc kế toán một cách chính xác và đúng hạn.
  • Cập nhật kiến thức: Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo để nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới về kế toán, thuế và các quy định pháp luật liên quan.
  • Bảo mật thông tin: Doanh nghiệp phải bảo đảm tính bảo mật cho các thông tin, tài liệu của khách hàng. Việc tiết lộ thông tin này cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý của khách hàng là vi phạm nghiêm trọng.
  • Báo cáo định kỳ: Doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo định kỳ với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, bao gồm cả việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

4. Dịch vụ kế toán tại Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC

Tại Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, dịch vụ kế toán được thiết kế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ doanh nghiệp lớn đến hộ kinh doanh cá thể.

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thông thường, ACC còn tư vấn chuyên sâu về thuế và tài chính, giúp khách hàng tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Dưới đây là những điểm nổi bật về dịch vụ kế toán tại ACC:

  • Chuyên môn cao: Đội ngũ nhân viên có chứng chỉ hành nghề và nhiều năm kinh nghiệm, nhằm đảm bảo quá trình kế toán công ty cung cấp dịch vụ luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất.
  • Giải pháp toàn diện: Dịch vụ của chúng tôi được thiết kế linh hoạt, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từ công ty nhỏ đến lớn.
  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng dịch vụ kế toán tại ACC giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên kế toán, đồng thời giảm rủi ro sai sót trong hạch toán.
  • Hỗ trợ thuế toàn diện: Là công ty làm dịch vụ kế toán thuế, chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, từ kê khai đến quyết toán, giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật.

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ kế toán, vui lòng liên hệ với ACC theo:

5. Một số câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có giá trị trong bao lâu?

Theo quy định hiện hành của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán không có thời hạn sử dụng, nghĩa là có giá trị vĩnh viễn kể từ ngày được cấp.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán vi phạm quy định về kế toán sẽ bị xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán vi phạm quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập sẽ bị phạt hành chính từ từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với từng hành vi vi phạm hoặc có thể bị tước quyền kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 năm

Cách thức giải quyết tranh chấp khi xảy ra mâu thuẫn giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và khách hàng là gì?

Khi xảy ra mâu thuẫn giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và khách hàng, hai bên nên ưu tiên giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tránh để mâu thuẫn trở nên gay gắt và ảnh hưởng đến uy tín của cả hai bên.

Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn nắm được các quy định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với  Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. 

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0764704929