Hợp đồng thực tập, học việc xác định những gì được mong đợi từ cả hai bên trong quá trình thực tập, bao gồm nhiệm vụ cụ thể, thời gian làm việc, và các điều kiện khác. Việc có một hợp đồng thực tập giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và trách nhiệm. Qua bài viết nay ACC xin cung cấp Mẫu hợp đồng thực tập sinh, học việc theo quy định hiện hành
1. Mẫu hợp đồng thực tập sinh, học việc theo quy định hiện hành
1.1 Mẫu hợp đồng thực tập sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THỰC TẬP SINH
Số:……./HĐTTS
Hợp đồng thực tập sinh (Sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”) này được lập ngày…….tháng……. năm……. tại…….giữa các bên sau đây:
BÊN A: BÊN TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH
CÔNG TY…………………………………………………………………………………………………
Đại diện: ………………………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………..
Phòng/Ban: …………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….Fax: ………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………………………………………………
BÊN B: BÊN THỰC TẬP SINH
ÔNG/BÀ……………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD: …………………………..Cấp ngày: ……………………Tại: ……………………..
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….Fax: …………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………………………………………………
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Công ty tuyển dụng Ông/Bà…………………………. vào vị trí thực tập sinh với thời gian và chế độ thực tập được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN THỰC TẬP
Công ty tạo điều kiện cho Thực tập sinh được thực tập theo Hợp đồng trong thời hạn ……. tháng, kể từ ngày…. tháng…. năm ……..đến ngày…. tháng…. năm……….
Thời gian thực tập là: ….ngày/tuần (từ thứ….đến thứ….)
+ Sáng từ: ….giờ đến ….giờ.
+ Chiều từ: ….giờ đến ….giờ.
Thời gian nghỉ trưa từ: ….giờ đến ….giờ.
ĐIỀU 3. CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
3.1 Chi phí trợ cấp:
Thực tập sinh được trả trợ cấp trong quá trình thực tập là: ………………./tháng
Trong trường hợp Thực tập sinh làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp tính theo công thức: mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm sẽ bằng mức tiền trợ cấp của 1 giờ làm việc trong 1 ngày làm việc bình thường. Cụ thế như sau:
+ Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng …. % mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
Ngoài ra, Thực tập sinh được thanh toán các khoản phụ cấp khác sau đây:
+ Tiền xăng: ………………./tháng.
+ Tiền giữ xe: ………………./tháng.
+ Tiền cơm trưa: ………………./tháng.
Các chi phí khác phát sinh trong quá trình thực tập sẽ được Công ty xem xét và hoàn trả lại cho Thực tập sinh
3.2 Phương thức thanh toán:
Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
+ Chủ tài khoản: …………………………………………………………………………………….
+ Ngân hàng: ………………………………………. Chi nhánh: ……………………………….
+ Nội dung: …………………………………………………………………………………………….
3.3 Thời hạn thanh toán:
Công ty thanh toán trợ cấp thực tập cho Thực tập sinh vào ngày……….hàng tháng.
ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THỰC TẬP SINH
4.1 Quyền lợi:
- Được Công ty hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian thực tập.
- Được quyền tham gia các khóa học ngoại khóa phục vụ cho quá trình thực tập do Công ty tổ chức.
- Được Công ty đóng dấu và ký xác nhận thực tập sau khi kết thúc thời gian thực tập.
- Được quyền đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình học việc và xây dựng công ty ngày càng phát triển.
- Được quyền nghỉ những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là ….ngày/tháng.
- Sau khi kết thúc thời gian thực tập, nếu Thực tập sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại Công ty thì sẽ được Công ty xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức với Thực tập sinh theo quy chế của Công ty.
4.2 Nghĩa vụ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ trong Hợp đồng, nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và báo cáo kết quả công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
- Tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
- Bồi thường thiệt hại khi Thực tập sinh gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
5.1 Quyền hạn:
- Yêu cầu Thực tập sinh thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc mà Công ty giao cho Thực tập sinh thực hiện.
- Công ty có quyền xem xét và xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Thực tập sinh vi phạm hợp đồng, nội quy, quy chế Công ty và theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu Thực tập sinh bồi thường thiệt hại khi Thực tập sinh gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
5.2 Nghĩa vụ:
- Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho Thực tập sinh được học tập và làm việc.
- Đóng dấu và ký xác nhận thực tập cho Thực tập sinh sau kết thúc hợp đồng thực tập sinh.
- Thanh toán trợ cấp thực tập cho Thực tập sinh đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các Bên trong Hợp đồng ký tên.
- Hợp đồng này được lập thành (02) hai bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) một bản gốc.
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN A
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Tải: Mẫu-hợp-đồng-thực-tập-sinh
1.2 Mẫu hợp đồng học việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC
Số:……./HĐHV
Hợp đồng học việc (Sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”) này được lập ngày…….tháng……. năm……. tại…….giữa các bên sau đây:
BÊN A: CÔNG TY…………………………………………………………………………………………….
Đại diện: ………………………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………..
Phòng/Ban: …………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….Fax: …………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………………………………………………
BÊN B: ÔNG/BÀ………………………………………………………………………………………………..
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………….
Số CMND/CCCD: ………………………..Cấp ngày: ……………………Tại: …………………………..
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………………….Fax: …………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………………………………………………
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A tuyển dụng học viên là Bên B vào vị trí học việc với nội dung chi tiết quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN HỌC VIỆC
Bên A tạo điều kiện cho Bên B học việc theo Hợp đồng trong thời hạn ……. tháng, kể từ ngày…. tháng…. năm ……..đến ngày…. tháng…. năm……….
ĐIỀU 3. CHẾ ĐỘ HỌC VIỆC
- Thời gian học: ….giờ/tuần (từ thứ….đến thứ….)
- Ca học:
+ Sáng từ: ….giờ đến ….giờ
+ Chiều từ: ….giờ đến ….giờ
+ Tối từ: ….giời đến ….giờ
ĐIỀU 4. CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
4.1 Chi phí trợ cấp:
- Bên B được trả trợ cấp trong quá trình học việc là: ………………./ca làm việc.
- Trong trường hợp Bên B làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp tính theo công thức: mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm sẽ bằng mức tiền trợ cấp của 1 giờ làm việc trong 1 ca làm việc bình thường. Cụ thế như sau:
+ Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng …. % mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
4.2 Phương thức thanh toán:
- Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
+ Chủ tài khoản: ……………………………………………………………………………………….
+ Ngân hàng: ………………………………………. Chi nhánh: ………………………………….
+ Nội dung: ……………………………………………………………………………………………….
4.3 Thời hạn thanh toán:
Bên A thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B vào ngày……….hàng tháng.
ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1 Quyền lợi:
- Bên B được Bên A hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian học việc.
- Bên B được quyền tham gia các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc do Bên A tổ chức hoặc cử đi tham gia.
- Bên B có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình học việc và xây dựng công ty ngày càng phát triển.
- Bên B được quyền nghỉ những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là ….ca/tháng.
- Sau khi kết thúc thời gian học việc, nếu Bên B hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại công ty thì sẽ được Bên A xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức với Bên B.
5.2 Nghĩa vụ:
- Chấp hành tuyệt đối các nghĩa vụ trong Hợp đồng, nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và báo cáo kết quả công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
- Tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
- Bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
ĐIỀU 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
6.1 Quyền hạn:
- Yêu cầu Bên B thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc mà Bên A giao cho Bên B thực hiện.
- Bên A có quyền xem xét và xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên B vi phạm hợp đồng học việc, nội quy, quy chế công ty và theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
6.2 Nghĩa vụ:
- Bên A tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B được học tập và làm việc.
- Thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các Bên trong Hợp đồng ký tên.
- Hợp đồng này được lập thành (02) hai bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) một bản gốc.
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN A
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
2. Hợp đồng thưc tập sinh có khác hợp đồng học việc không?
Hợp đồng thực tập sinh và hợp đồng học việc là hai loại hợp đồng khác nhau, mặc dù cả hai đều liên quan đến quá trình học tập và làm việc. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa hai loại hợp đồng này:
Tiêu chí | Hợp đồng thưc tập sinh | Hợp đồng học việc |
Đối tượng | · Hợp đồng thực tập thường áp dụng cho sinh viên hoặc người mới ra trường muốn có trải nghiệm làm việc trong một lĩnh vực cụ thể.
|
· Hợp đồng học việc thường áp dụng cho những người đang theo học hoặc vừa tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo nghề nghiệp hoặc đào tạo thực hành.
|
Mục đích | · Hợp đồng thực tập thường nhắm vào việc cung cấp trải nghiệm làm việc thực tế và phát triển kỹ năng cho sinh viên hoặc người mới ra trường.
|
· Hợp đồng học việc thường nhắm vào việc kết hợp giữa việc học tập và làm việc, giúp người học áp dụng những kiến thức đã học vào môi trường làm việc thực tế.
|
Thời gian | · Thời gian của hợp đồng thực tập thường ngắn hơn và linh hoạt hơn, có thể từ vài tháng đến một năm.
|
· Thời gian của hợp đồng học việc thường dài hơn, thường từ một đến hai năm, và có thể kéo dài đến nhiều năm tùy thuộc vào chương trình đào tạo cụ thể.
|
Quyền lợi và trách nhiệm | · Hợp đồng thực tập thường chú trọng vào việc cung cấp trải nghiệm làm việc và hỗ trợ phát triển kỹ năng, thường không yêu cầu trả lương. | · Hợp đồng học việc thường bao gồm các quy định về lương/thù lao, bảo hiểm, và các quyền lợi khác như ngày nghỉ phép. |
Mặc dù có những điểm khác biệt như vậy, cả hai loại hợp đồng đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp cho người tham gia.
3. Các lưu ý khi soạn hợp đồng học việc, thực tập
Khi soạn hợp đồng học việc hoặc thực tập, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo rằng cả hai bên hiểu rõ và cam kết với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên xem xét:
- Xác định rõ về bên tham gia: Đảm bảo rằng hợp đồng xác định rõ về bên tham gia, bao gồm thông tin cụ thể về sinh viên/thực tập sinh và tổ chức đào tạo/công ty.
- Mô tả công việc và nhiệm vụ: Liệt kê chi tiết về các công việc và nhiệm vụ mà sinh viên/thực tập sinh sẽ phải thực hiện trong thời gian hợp đồng, bao gồm cả mục tiêu và kỹ năng mà họ cần phát triển.
- Thời gian và địa điểm làm việc: Xác định rõ thời gian và địa điểm làm việc, bao gồm cả giờ làm việc, ngày nghỉ và bất kỳ điều chỉnh nào có thể cần thiết.
- Quyền lợi và trách nhiệm: Đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên, bao gồm mọi điều khoản về lương/thù lao (đối với hợp đồng học việc), bảo hiểm, và các điều kiện làm việc khác.
- Chấm dứt hợp đồng: Xác định rõ về điều kiện và quy trình chấm dứt hợp đồng, bao gồm cả quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong trường hợp này.
- Bảo mật và bản quyền: Bảo vệ quyền lợi và thông tin của cả hai bên bằng cách bao gồm các điều khoản về bảo mật và bản quyền.
- Pháp lý và giải quyết tranh chấp:Xác định các quy định pháp lý và quy trình giải quyết tranh chấp trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh.
- Kiểm tra và duyệt:Trước khi ký kết, đảm bảo rằng cả hai bên đã kiểm tra và duyệt hợp đồng một cách kỹ lưỡng, và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện.
Những lưu ý này sẽ giúp đảm bảo rằng hợp đồng học việc hoặc thực tập được soạn thảo một cách cẩn thận và toàn diện, và tạo ra một cơ sở pháp lý và chuyên nghiệp cho quan hệ lao động giữa sinh viên/thực tập sinh và tổ chức đào tạo/công ty.
4. Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh.
Cơ sở pháp lý:
Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nhận thực tập sinh:
Doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và học viên thực tập sinh phải thỏa thuận bằng văn bản về nội dung thực tập.
Nội dung thỏa thuận bao gồm: mục đích, thời gian, địa điểm, chương trình thực tập, chế độ đãi ngộ, trách nhiệm của các bên liên quan.
Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thực hiện hợp đồng lao động:
Điều 3: Hợp đồng lao động là thỏa thuận bằng văn bản giữa người sử dụng lao động và người lao động, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thực hiện lao động.
Điều 4: Hợp đồng lao động có thể được ký kết dưới dạng hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Thông tư 20/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với thực tập sinh:
Điều 3: Doanh nghiệp có thể hỗ trợ học viên thực tập sinh chỗ ở, ăn uống, chi phí đi lại, học tập, v.v.
Điều 4: Doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương cho học viên thực tập sinh.
Tuy nhiên, việc trả lương cho thực tập sinh là hoàn toàn tự nguyện của doanh nghiệp.
Lợi ích khi trả lương cho thực tập sinh:
- Thu hút được nhiều học viên giỏi, có năng lực đến thực tập tại doanh nghiệp.
- Tạo động lực cho học viên tham gia thực tập một cách tích cực và hiệu quả.
- Giúp học viên có thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt.
- Góp phần xây dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp.
Mức lương cho thực tập sinh: Doanh nghiệp tự thỏa thuận với học viên dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn và thời gian thực tập. Mức lương có thể thấp hơn so với mức lương của nhân viên chính thức. Doanh nghiệp có thể tham khảo mức lương thực tập sinh chung trên thị trường để đưa ra mức lương phù hợp.
Doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh, tuy nhiên việc trả lương có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và học viên. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên trả lương cho thực tập sinh hay không.
Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn