Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu cập nhật mới nhất

Việc soạn thảo hợp đồng cho người đã nghỉ hưu ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường lao động hiện đại. Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC xin giới thiệu bài viết “Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu cập nhật mới nhất” nhằm cung cấp thông tin chi tiết về mẫu hợp đồng mới nhất, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng hợp đồng hợp lệ, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.

Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu cập nhật mới nhất
Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu cập nhật mới nhất

1. Quy định về người lao động cao tuổi

Theo Điều 148 của Bộ luật Lao động, người lao động cao tuổi là những cá nhân tiếp tục làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169. Đối tượng này có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo quyền lao động và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực.

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

  • Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. Đối với lao động trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh tăng dần cho đến khi đạt 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
  • Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 03 tháng đối với nam và 55 tuổi 04 tháng đối với nữ; sau đó, mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
  • Người lao động có suy giảm khả năng lao động hoặc làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn có thể nghỉ hưu sớm hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định.
  • Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hoặc thuộc các trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu muộn hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định.

Chính phủ sẽ quy định chi tiết hơn về các điều kiện và chính sách cụ thể liên quan đến tuổi nghỉ hưu của người lao động.

2. Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu

Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu cập nhật mới 2024 như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…… tháng …… năm ……

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số:..…

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019

Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên

Hôm nay, tại…..

Chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): ……

Đại diện:…… Chức vụ: ..…

Quốc tịch: .….

Địa chỉ:…..

Điện thoại: …..

Mã số thuế:……

Số tài khoản:….

Tại Ngân hàng: .….

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): …….

Ngày tháng năm sinh: …… Giới tính: …..

Quê quán: ……

Địa chỉ thường trú:…..

Số CMTND:… … Ngày cấp: ..… Nơi cấp: ..…

Trình độ: ….. Chuyên ngành: ……

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

Loại HĐLĐ: ……

Thời hạn HĐLĐ:  …..

Thời điểm bắt đầu: .….

Thời điểm kết thúc (nếu có): ..…

Địa điểm làm việc: ……

Bộ phận công tác: Phòng……

Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): ……

Nhiệm vụ công việc như sau:

– Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà: ……..

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

– Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc.

Điều 2: Chế độ làm việc

Thời gian làm việc: ……

Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những người được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.

Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Quyền của người lao động

a) Tiền lương và phụ cấp:

– Mức lương/Thù lao chính: ….. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp trách nhiệm (nếu có): ….. VNĐ/tháng

– Phụ cấp hiệu suất công việc (nếu có): Theo đánh giá của quản lý.

– Lương hiệu quả (nếu có): Theo quy định của phòng ban, công ty.

– Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.

– Hình thức trả lương: ..…

b) Các quyền lợi khác:

– Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.

– Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và Quy chế tiền lương của Công ty.

– Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước.

+ Nghỉ hàng tuần ..…

+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.

– Chế độ Bảo hiểm theo quy định của Nhà nước: ……..

– Chế độ phúc lợi:  …….

– Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Được đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định của pháp luật và nội quy Công ty.

2. Nghĩa vụ của người lao động

a) Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.

b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

f) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

g) Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin.

h) Đóng các loại bảo hiểm, thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Quyền của người sử dụng lao động

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

b) Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian Hợp đồng còn giá trị.

c) Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Công ty.

d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

– Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

Điều 5: Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong Hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục Hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo Hợp đồng lao động đã ký kết.

Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Điều 6: Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.

Khi hai bên ký kết Phụ lục Hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục Hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG                     NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên)                                     (Ký và ghi rõ họ tên)

>>> Tải về tại đây: Mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu

3. Hướng dẫn điền mẫu hợp đồng đối với người đã nghỉ hưu

Bắt đầu hợp đồng bằng việc ghi rõ tên hợp đồng. Tùy thuộc vào loại hợp đồng, bạn sẽ ghi là “Hợp đồng lao động thời hạn xác định” hoặc “Hợp đồng lao động theo mùa vụ”. Tiếp theo, bạn cần chỉ rõ số hợp đồng (do người sử dụng lao động đánh số) và ngày lập hợp đồng (ghi ngày, tháng, năm cụ thể).

Các bên lập hợp đồng điền thông tin như sau:

Người sử dụng lao động:

  • Tên: Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Điện thoại: Cung cấp số điện thoại liên hệ.
  • Đại diện theo pháp luật: Ghi họ và tên, chức vụ của đại diện pháp luật.

Người lao động:

  • Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động.
  • Năm sinh: Cung cấp năm sinh của người lao động.
  • Giới tính: Ghi rõ giới tính (nam hoặc nữ).
  • Dân tộc: Ghi dân tộc của người lao động.
  • Địa chỉ thường trú: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người lao động.
  • Số CMND/CCCD: Cung cấp số CMND hoặc CCCD.
  • Điện thoại: Ghi số điện thoại liên hệ của người lao động.

Nội dung hợp đồng:

  • Mục đích và phạm vi hợp đồng: Xác định rõ mục đích của việc ký kết hợp đồng lao động (ví dụ: tuyển dụng người lao động để thực hiện một công việc cụ thể). Đồng thời, nêu rõ phạm vi công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm.
  • Thời hạn hợp đồng: Ghi rõ thời hạn của hợp đồng (nếu là hợp đồng lao động thời hạn xác định) hoặc thời gian thực hiện công việc (nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ).
  • Công việc và vị trí công việc: Nêu rõ công việc cụ thể mà người lao động sẽ thực hiện và vị trí công việc của người lao động trong tổ chức.

Mức lương và chế độ đãi ngộ:

  • Ghi rõ mức lương cơ bản theo tháng hoặc theo sản phẩm/dịch vụ mà người lao động thực hiện.
  • Nếu có các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, cần nêu rõ các khoản này.
  • Cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động.
  • Ghi rõ các chế độ đãi ngộ khác (nếu có) như chế độ nghỉ phép, chế độ lễ Tết, v.v.

Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi: Ghi rõ thời gian làm việc mỗi ngày và mỗi tuần của người lao động. Đảm bảo nêu rõ chế độ nghỉ ngơi giữa giờ, nghỉ trưa, nghỉ lễ Tết, và các thời gian nghỉ khác.

Trách nhiệm của hai bên:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

  • Cung cấp công việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của người lao động.
  • Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động.
  • Trả lương và các khoản phụ cấp đầy đủ, đúng hạn.
  • Thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Trách nhiệm của người lao động:

  • Thực hiện đầy đủ và đúng đắn các công việc được giao.
  • Chấp hành nội quy, quy định của tổ chức.
  • Bảo quản tài sản của tổ chức.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

Giải quyết tranh chấp: Xác định phương thức giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn giữa hai bên.

Điều khoản bổ sung: Ghi rõ các thỏa thuận khác (nếu có) giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Ký kết: Hợp đồng được lập thành hai bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ một bản. Đại diện của hai bên ký tên và đóng dấu (nếu có).

4. Nguyên tắc khi ký hợp đồng lao đồng với người đã nghĩ hưu

Khi ký hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu, các bên phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc riêng biệt để đảm bảo tính hợp pháp và sự công bằng trong thỏa thuận lao động. Việc ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. Điều này bao gồm:

  • Nguyên tắc tự nguyện: Cả hai bên – người sử dụng lao động và người lao động – phải tự nguyện đồng ý ký kết hợp đồng. Không bên nào bị ép buộc hoặc chịu áp lực khi thực hiện thỏa thuận này.
  • Nguyên tắc bình đẳng: Hai bên cần đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng lao động. Điều này có nghĩa là không bên nào được ưu tiên hoặc chịu thiệt thòi hơn so với bên còn lại.
  • Nguyên tắc hợp pháp: Hợp đồng lao động phải được lập và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều này bao gồm việc đảm bảo các điều khoản hợp đồng phù hợp với các quy định pháp lý liên quan.

Ngoài các nguyên tắc chung, còn có các nguyên tắc đặc thù áp dụng riêng cho người lao động đã nghỉ hưu:

  • Nguyên tắc phù hợp với sức khỏe: Người sử dụng lao động chỉ được ký hợp đồng với người lao động đã nghỉ hưu nếu người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện công việc. Việc này giúp đảm bảo rằng công việc được giao phù hợp với khả năng và tình trạng sức khỏe của người lao động.
  • Nguyên tắc phù hợp với thời gian làm việc: Người sử dụng lao động cần bố trí thời gian làm việc sao cho phù hợp với khả năng của người lao động đã nghỉ hưu. Cần đảm bảo rằng thời gian làm việc không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cần điều chỉnh hợp lý thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi: Người sử dụng lao động phải bảo đảm đầy đủ các quyền lợi cho người lao động đã nghỉ hưu. Điều này bao gồm lương, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, người lao động đã nghỉ hưu hưởng lương hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho thời gian làm việc theo hợp đồng lao động mới. Tuy nhiên, nếu thời gian làm việc theo hợp đồng lao động mới cộng với thời gian hưởng lương hưu đủ 20 năm hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, người lao động có thể tiếp tục hưởng chế độ hưu trí theo bảo hiểm xã hội.

5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động cao tuổi

Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

Người lao động có các quyền sau đây:

– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Đình công;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Việc áp dụng mẫu hợp đồng mới nhất cho người đã nghỉ hưu là cần thiết để bảo đảm tính hợp pháp và quyền lợi của các bên. Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích và hỗ trợ bạn trong việc soạn thảo hợp đồng. Để được tư vấn thêm và đảm bảo sự chính xác, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tình.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *