Hạch toán tài khoản 121 là một phần quan trọng trong quá trình kế toán tài chính của doanh nghiệp. Việc nắm rõ cách thức hạch toán đúng chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản đầu tư và lợi nhuận. Trong bài viết này, ACC sẽ hướng dẫn hạch toán tài khoản 121– Chứng khoán kinh doanh theo đúng quy định hiện hành.
1. Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh là gì?
Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh được sử dụng để phản ánh các chứng khoán mà doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hoặc các loại chứng khoán khác mà doanh nghiệp có thể mua bán trong ngắn hạn để kiếm lợi nhuận. Đây là tài khoản thuộc nhóm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 121- Chứng khoán kinh doanh
Tài khoản này dùng để ấm tình hình mua, bán và thanh toán các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật nắm giữ vì mục đích kinh doanh( kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên 12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời). Chứng khoán kinh doanh bao gồm:
– Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán;
– Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.
– Tài khoản 121 không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như: Các khoản cho vay theo khê ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,… nắm giữ đến ngày đáo hạn.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 (chứng khoán kinh doanh)
Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư 200/2014/TT-BTC với kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.
- Bên Có: Phản ánh giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh khi thực hiện bán.
- Số dư bên Nợ: Đại diện cho giá trị chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 121 – Đầu tư Chứng khoán Ngắn hạn được phân thành 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1211 – Cổ phiếu: Theo dõi các hoạt động liên quan đến mua, bán cổ phiếu mà doanh nghiệp đầu tư với mục tiêu bán để thu lợi nhuận.
- Tài khoản 1212 – Trái phiếu, Tín phiếu, Kỳ phiếu: Ghi nhận các giao dịch mua, bán và thanh toán đối với các loại trái phiếu, tín phiếu, và kỳ phiếu ngắn hạn mà doanh nghiệp nắm giữ.
- Tài khoản 1218 – Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu… Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời.
4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 121
– Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn:
Ghi nhận chi phí thực tế mua chứng khoán, bao gồm giá mua cộng với các chi phí môi giới, giao dịch, phí ngân hàng, v.v., bằng cách ghi:
- Nợ tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- Có các tài khoản thanh toán như 331 – Phải trả cho người bán, 111 – Tiền mặt, 112 – Tiền gửi ngân hàng, 141 – Tạm ứng, và 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
– Tính lãi và thu lãi từ tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu định kỳ:
+ Nếu nhận tiền lãi và sử dụng lãi để mua thêm trái phiếu hoặc tín phiếu:
- Nợ tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Nếu nhận lãi bằng tiền:
- Nợ các tài khoản tiền như 111, 112
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Nếu nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư:
- Nợ các tài khoản tiền như 111, 112 (Tổng tiền lãi thu được)
- Có tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Phần lãi dồn tích trước khi mua lại)
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Phần lãi của các kỳ sau khi mua đầu tư).
– Nhận cổ tức định kỳ (nếu có):
Khi nhận tiền cổ tức, ghi:
- Nợ các tài khoản tiền như 111, 112
- Nợ tài khoản 138 – Phải thu khác (Nếu chưa thu được tiền)
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
– Chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn:
+ Trường hợp bán chứng khoán có lãi:
- Nợ các tài khoản tiền như 111, 112 (Tổng giá thanh toán)
- Nợ tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
- Có tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch giữa giá bán và giá vốn).
+ Trường hợp bán chứng khoán bị lỗ:
- Nợ các tài khoản tiền như 111, 112 hoặc 131 (Tổng giá thanh toán)
- Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch giữa giá bán và giá vốn)
- Có tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn).
+ Chi phí liên quan đến bán chứng khoán:
- Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính
- Có các tài khoản tiền như 111, 112.
– Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn:
Khi thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán, ghi:
- Nợ các tài khoản tiền như 111, 112 hoặc 131
- Có tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
- Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
5. Hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp
Theo Điều 25 Luật Kế toán 2015, các quy định về hệ thống sổ kế toán được quy định như sau:
- Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để lựa chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng cho đơn vị mình.
- Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho mỗi kỳ kế toán năm.
- Đơn vị kế toán có quyền cụ thể hóa các sổ kế toán đã chọn để đáp ứng các yêu cầu kế toán cụ thể của đơn vị.
Hy vọng thông qua bài viết “Hướng dẫn hạch toán tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh” của Công ty Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về tài khoản 121. Việc nắm vững quy định và áp dụng đúng quy trình kế toán sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.