Hàng tồn kho thường được nhiều người hiểu đơn giản là hàng hóa không bán được. Nhưng thực tế, khái niệm hàng tồn kho có ý nghĩa rộng hơn và phức tạp hơn. Vậy theo quy định của pháp luật, Hàng tồn kho là gì? Nó bao gồm những loại nào và được hạch toán như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu về hàng tồn kho trong bài viết dưới đây nhé!!!
1. Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp giữ để bán trong kỳ kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, hoặc là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
2. Hướng dẫn hạch toán kế toán hàng tồn kho
Có hai phương pháp chính để hạch toán hàng tồn kho, đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp Kê Khai Thường Xuyên: Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục thông tin về nhập, xuất, và tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Tài khoản kế toán hàng tồn kho được sử dụng để thường xuyên phản ánh tình hình biến động của vật tư và hàng hóa. Giá trị tồn kho được xác định tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Bảng tổng hợp dưới đây sẽ trình bày khá chi tiết các nghiệp vụ hạch toán liên quan đến hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Nghiệp vụ | Tài khoản nợ | Tài khoản có | Diễn giải |
Nhập kho mua hàng | 152, 153, 156, 133 | 111, 112, 331 | Ghi nhận giá trị hàng nhập, thuế GTGT đầu vào |
Hàng mua đang đi đường | 151, 133 | 111, 112, 331 | Ghi nhận hàng mua chưa về kho |
Nhập kho hàng mua đang đi đường | 152, 153, 156 | 151 | Chuyển hàng từ tài khoản hàng mua đang đi đường sang tài khoản hàng tồn kho |
Chiết khấu thương mại | 111, 112, 331 | 156, 632, 133 | Ghi nhận giảm giá, điều chỉnh giá vốn hàng bán |
Mua hàng trả chậm | 156, 133, 242 | 331 | Ghi nhận hàng mua, thuế GTGT và phần lãi trả chậm |
Tính lãi trả chậm | 635 | 242 | Ghi nhận chi phí lãi trả chậm |
Chi phí mua hàng | 156, 133 | 111, 112, 331 | Ghi nhận các chi phí phát sinh khi mua hàng |
Xuất bán hàng | 632 | 156 | Ghi nhận giá vốn hàng bán |
Hàng gia công | 154 | 156 | Chuyển hàng đi gia công |
Chi phí gia công | 154, 133 | 111, 112, 331 | Ghi nhận chi phí gia công |
Nhập kho hàng gia công | 156 | 154 | Ghi nhận hàng gia công hoàn thành |
Hàng gửi đi bán | 157 | 156 | Ghi nhận hàng gửi đi bán |
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán đơn giản hơn so với phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này, các biến động của hàng tồn kho trong kỳ không được ghi nhận liên tục mà chỉ được ghi nhận vào cuối kỳ dựa trên kết quả kiểm kê thực tế.
Nghiệp vụ | Tài khoản nợ | Tài khoản có | Diễn giải |
Đầu kỳ: | 611 – Mua hàng | 156 – Hàng hóa | Kết chuyển giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trước sang đầu kỳ |
Trong kỳ: | 611 – Mua hàng | Ghi nhận tất cả các khoản mua hàng trong kỳ | |
Cuối kỳ: | 156 – Hàng hóa | 611 – Mua hàng | Ghi nhận giá trị hàng tồn kho thực tế sau khi kiểm kê |
Tính giá vốn hàng bán: | 632 – Giá vốn hàng bán | 611 – Mua hàng | Tính giá vốn hàng bán bằng cách lấy tổng số mua hàng trong kỳ trừ đi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ |
Theo quy định, mỗi doanh nghiệp hoặc đơn vị kế toán chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp này. Sự chọn lựa giữa phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa, và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Quá trình chọn lựa phương pháp cũng cần được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
3. Các loại hàng tồn kho bao gồm những loại nào?
Hàng tồn kho là tài sản của doanh nghiệp, được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Dựa trên mục đích sử dụng và giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho có thể chia thành các loại sau:
- Hàng hóa mua về để bán: Bao gồm hàng hóa đã có sẵn trong kho, hàng đang vận chuyển và hàng gửi đi bán hoặc gia công.
- Thành phẩm: Là sản phẩm cuối cùng đã hoàn thiện và sẵn sàng để bán cho khách hàng.
- Sản phẩm dở dang: Là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chưa hoàn thiện hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được nhập kho.
- Nguyên vật liệu: Gồm các nguyên liệu thô, phụ liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm.
- Chi phí dịch vụ dở dang: Là chi phí phát sinh liên quan đến các dịch vụ chưa hoàn thành.
4. Sơ đồ hạch toán kế toán hàng tồn kho
4.1 Sơ đồ hạch toán ké toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
4.2 Sơ đồ hạch toán kế toán hàng gửi đi
4.3 Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên (tk 156)
Trên đây Kế toán Kiểm toán Thuế ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức về Hướng dẫn cách hạch toán kế toán hàng tồn kho. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Kế toán Kiểm toán ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.