Kế toán thương mại dịch vụ được xem là lĩnh vực dễ thực hiện hơn cả so với các ngành nghề khác như xây dựng, hành chính sự nghiệp… Song thực tế, để làm tốt công việc này, người làm kế toán thương mại dịch vụ cần trang bị cho mình một số vốn kiến thức, kỹ năng làm việc.
1. Kế toán thương mại dịch vụ
1.1 Các khái niệm cần biết
Thương mại là hoạt động trao đổi một chủ thể có thể là của cải, kiến thức, hàng hóa, dịch vụ, giữa hai người hay nhiều đối tác, tổ chức,… để nhận lại một giá trị nào đó có thể là tiền hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác,… thông thường là tiền thông qua giá cả đã được định.
Dịch vụ là một loại sản phẩm vô hình được cảm nhận trực tiếp từ người tiêu dùng, giải quyết quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp nhưng không có sự chuyển giao sở hữu. Dịch vụ sẽ có các đặc tính như sau tính vô hình, không thể tách rời hoạt động sản xuất tiêu thụ, không thể cất giữ, tính đa dạng trong một hoạt động cung cấp dịch vụ sẽ có nhiều mức độ, nhất định phải có sự tham gia của người tiêu dùng.
Thương mại dịch vụ là hoạt động thương mại có chủ thể trao đổi là dịch vụ giữa các bên khách hàng và người cung cấp dịch vụ.
1.2 Kế toán thương mại dịch vụ
Kế toán thương mại dịch vụ là kế toán thực hiện các công việc kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Đối tượng mà kế toán thường hướng tới là các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị cung cấp cho hoạt động của dịch vụ.
1.3 Đặc điểm của ngành
- Quá trình sản xuất, cung cấp, tiêu dùng sản phẩm dịch vụ được diễn ra đồng thời.
- Kết quả của dịch vụ được cảm nhận bởi khách hàng nên hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng thì rất khác nhau.
- Việc đánh giá hiệu quả cũng như tính toán chi phí cho thương mại dịch vụ sẽ phức tạp và khó khăn hơn đối với những hoạt động thương mại thông thường khác.
Phạm vị hoạt động của thương mại dịch vụ rất rộng, phân bổ ở nhiều ngành nghề và nhiều trình độ lao động,… Vì thế kế toán cho ngành thương mại dịch vụ cũng phức tạp và phân hóa thành nhiều chuyên môn không kém.
Thương mại dịch vụ đang phát triển và có sự lan tỏa rất lớn do ngoài tác dụng trực tiếp tới bản thân dịch vụ mà còn là trung gian đối với thương mại hàng hóa và các ngành kinh tế quốc dân cho nên nhu cầu về kế toán thuộc ngành thương mại dịch vụ hiện nay là rất lớn.
2. Các công việc phải làm hàng ngày của kế toán thương mại dịch vụ
- Căn cứ hoá đơn mua hàng.
- Kế toán thương mại dịch vụ hạch toán đồng thời theo dõi kho hàng hoá.
- Trước khi hạch toán kê khai, nên kiểm tra lại thông tin của nhà cung cấp trên trang tracuuhoadon.gdt.gov.vn.
- Đặt in hoá đơn và thông báo phát hành hoá đơn (nếu có).
- Lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn kho.
- Viết hoá đơn bán hàng cho khách. Trước khi viết, kế toán thương mại dịch vụ cần kiểm tra lại thông tin của khách hàng trên trang web tncnonline.com.vn.
- Lập phiếu chi với các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán ngay.
- Lập phiếu thu với các hoá đơn bán ra thu tiền ngay.
- Lập giấy nộp tiền và đi nộp tiền các loại thuế, lập bảng kê theo dõi số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế cần phải nộp.
- Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng. Chu ý tránh nhầm lẫn công nợ giữa khách hàng này và khách hàng kia. Và, không được trừ công nợ cho nhau (trừ khi đối tượng vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp).
- Cân đối hàng tồn kho, nếu trong trường hợp hàng tồn kho mà nhiều thì nên xuất bảng kê khách lẻ, viết hoá đơn “khách lẻ không lấy hoá đơn” rồi kẹp bảng kê này vào hoá đơn để làm chi tiết.
- Ghi chép lại các vấn đề liên quan trong quá trình phát sinh hàng năm để khi quyết toán còn nhớ giải trình và chuyển lại cho người làm sau.
2.1 Công việc cần phải làm hàng quý
Hàng quý, kế toán thương mại dịch vụ có 3 công việc mà cần hoàn thành bao gồm:
- Lập báo cáo thuế tháng, quý và tình hình sử dụng hoá đơn. Sử dụng báo cáo thuế qua mạng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Lập báo cáo tài chính đầy đủ gửi cho thuế, thống kê, ngân hàng.
- Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân.
2.2 Công việc cần làm thời điểm cuối năm
Những ngày cuối năm là những ngày quan trọng nhất không chỉ đối với kế toán thương mại dịch vụ mà còn đối với các ngành nghề kế toán khác. Theo đó, những ngày này công việc một kế toán thương mại dịch vụ cần thực hiện như sau:
Về in ấn:
- In đầy đủ các sổ sách: sổ cái, sổ chi tiết.
- In các báo cáo chi tiết như: Báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ.
- In các sổ chi tiết liên quan.
- Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để lưu, cẩn thận tránh ẩm ướt.
Quyển hoá đơn gốc:
- Đánh theo số quyển và kiểm tra lại trong năm có hoá đơn nào quên ký và đóng dấu thì bổ sung luôn tránh sót lại khi quyết toán.
3. Đặc điểm của ngành thương mại dịch vụ
Ngành thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng và phân bổ đối với nhiều ngành nghề đa dạng. Vì thế, kế toán thương mại dịch vụ khá đa dạng, phức tạp với nhiều chuyên môn khác nhau.
Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ đang phát triển không ngừng. Bên cạnh tác dụng trực tiếp của ngành, ngành này còn là trung gian đối với thương mại hàng hóa cũng như các ngành kinh tế quốc dân. Vì thế, nhu cầu sử dụng kế toán thương mại dịch vụ là rất lớn hiện nay.
Kết luận
Kế toán thương mại dịch vụ không chỉ đòi hỏi kiến thức về kế toán mà còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng và hiểu biết về lĩnh vực thương mại dịch vụ. Các công việc hàng ngày, hàng quý và cuối năm đều quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Để thành công trong lĩnh vực này, kế toán thương mại dịch vụ cần nắm vững kiến thức và thực hiện công việc một cách cẩn thận. Trên đây là những thông tin từ Kế toán Kiểm toán Thuế ACC cung cấp đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.